Bác sĩ Phạm Tấn Đức - Phó khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM - cho rằng cơ quan sinh dục ngoài bất thường là một trong những nguy cơ khiến trẻ bị mơ hồ giới tính.
Khi trẻ mới sinh ra, phụ huynh nên kiểm tra cơ quan sinh dục của con và đưa đi khám tại khoa tiết niệu nhi ngay nếu thấy sự bất thường như: da bao quy đầu lộ, dư da mặt lưng dương vật, sờ không thấy tinh hoàn trong bìu, bìu nhỏ hơn bình thường, âm vật bị phì đại, lỗ tiểu thấp...
Ở bệnh viện, trẻ sẽ được thăm khám, có thể chụp CT, làm sinh thiết tuyến sinh dục và làm nhiễm sắc thể đồ để xác định giới tính.
tin liên quan
Bị ung thư tinh hoàn mới phát hiện mình là... namMột 'cô gái' sinh năm 1995 (ngụ ở tỉnh Đồng Nai) được gia đình đưa đến bệnh viện khám vì phát hiện em có một khối u trong bụng. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị… ung thư tinh hoàn.
Nguyên nhân và thời điểm can thiệp
Những nguyên nhân phổ biến gây bất thường cơ quan sinh dục là sự tăng sinh tuyến thượng thận. Ở bé gái, tăng sinh tuyến thượng thận khiến hoóc môn sinh dục nam tăng sinh một cách bất thường. Do đó, bé gái sinh ra có âm vật bị phì đại, trông giống như dương vật nên dễ bị nhầm lẫn thành bé trai. Tăng sinh tuyến thượng thận xảy ra ở bé trai thường gây ra tình trạng dương vật bé to một cách bất thường.
Ngoài vấn đề rối loạn nội tiết tố liên quan đến giới tính thì tăng sinh tuyến thượng thận còn có thể gây nên tình trạng bất thường về chuyển hóa muối nước, rối loạn nước điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe một bệnh nhân. Không ít em bé phải nhập viện trong tình trạng hôn mê nặng vì tăng sinh tuyến thượng thận. Do đó, nếu thấy con có cơ quan sinh dục của con to một cách bất thường, thì phụ huynh nên đi khám sớm để có hướng can thiệp. Với bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được điều trị nội tiết tố trước và sửa chữa lại cơ quan sinh dục phù hợp với giới tính nếu cần thiết. Thời điểm can thiệp phẫu thuật nên tiến hành khi trẻ được 2 tuổi. Đây là thời điểm tốt để bé có thể bảo tồn được các dây thần kinh.
tin liên quan
Định nhầm giới tính: Từ tinh hoàn ẩn đến bị bạn nữ tố là... namVới cơ quan sinh dục ngoài lỡ cỡ (không rõ nam hay nữ), không ít em bé phải sống trong 'đau khổ' vì giới tính thật ngược với ngoại hình của mình.
Với những bé có tinh hoàn ẩn, nếu tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì nguy cơ ung thư tinh hoàn cao gấp 10 lần bình thường. Bởi nhiệt độ trong ổ bụng cao hơn trong bìu. Tinh hoàn ẩn nằm “lơ lửng” trong ổ bụng hoặc bẹn còn dễ xảy ra tình trạng xoắn dây tinh, teo tinh hoàn nếu không được phát hiện kịp thời.
Do đó, bất kỳ những bất thường nào về tinh hoàn của trẻ đều nên được can thiệp. Thời điểm can thiệp dành cho trẻ nam có tinh hoàn sờ thấy (trên bẹn) là trên 6 tháng tuổi. Trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng, thời điểm can thiệp cho trẻ tốt nhất là sau 1 tuổi. Can thiệp tinh hoàn ẩn sớm giúp bệnh nhân duy trì được chức năng nội tiết lẫn chức năng sinh sản.
tin liên quan
Bi hài chuyện giáo dục giới tính: Người lớn né tránh, trẻ sẽ 'tự xử'Một số học sinh 'bật mí' với chúng tôi rằng: 'Khoảng từ năm lớp 8 trở lên là tụi em đã biết hết về chuyện trai gái. Có những đứa coi phim sex, rồi làm 'chuyện ấy’, thậm chí có thai nhưng cha mẹ không hề hay biết'.
Với trẻ có dị tật lỗ tiểu đóng thấp, nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai do dương vật bị cong. Lứa tuổi can thiệp phẫu thuật lỗ tiểu thấp tốt nhất nên từ 12 - 18 tháng tuổi, không để bé lớn lên mới can thiệp. Bởi trong môi trường tiếp xúc với bạn bè ở trường học, trẻ bắt đầu quan sát, so sánh và thấy sự bất thường của mình. Trẻ có thể có những ảnh hưởng tâm lý.
Bác sĩ Đức lưu ý thêm, việc can thiệp phẫu thuật tạo hình cơ quan sinh dục hiện nay không phải là kỹ thuật khó. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang mơ hồ giới tính, việc lựa chọn giới tính với họ đôi khi rất khó khăn do chi phối bởi yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội... Do đó, trước khi can thiệp tạo hình lại cơ quan sinh dục, đưa trẻ về một giới tính nam hoặc nữ, bác sĩ và gia đình, bệnh nhân cần thảo luận để có sự thống nhất, không nên can thiệp chỉ dựa trên kết quả xác định giới tính.
|
Bình luận (0)