Đau kiểu này là bệnh tiểu đường đã trở nặng

28/06/2021 00:12 GMT+7

Bệnh tiểu đường loại 2 - căn bệnh dễ gây biến chứng qua bệnh tim nhất - là tình trạng tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin tuyến tụy tạo ra không được tế bào hấp thụ.

Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng vì insulin điều chỉnh lượng đường trong máu.
Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường thường khó nhận biết vì cơ chế thúc đẩy mức đường huyết tăng lên cao phải mất một thời gian mới gây tác hại.
Nhưng khi lượng đường trong máu cao liên tục, có thể tạo ra cảm giác đau, đặc trưng bởi 4 cảm giác đau rất đặc biệt.
Lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây hại cho cơ thể và một số dấu hiệu cảnh báo cấp tính nhất là do tổn thương thần kinh.
Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng đường huyết quá cao làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, có thể gây cảm giác đau rất đặc biệt.
Như Mayo Clinic giải thích, hệ thống thần kinh ngoại vi gửi thông tin từ não và tủy sống - là hệ thống thần kinh trung ương, đến phần còn lại của cơ thể.
Mayo Clinic cho biết, các dây thần kinh ngoại vi cũng gửi thông tin cảm giác đến hệ thống thần kinh trung ương.
Khi mạng lưới này bị hư hại, nó thường gây đau.
Có 4 loại đau đặc biệt báo hiệu tổn thương do đường huyết quá cao. 

4 cảm giác đau báo hiệu lượng đường trong máu quá cao

Theo Mayo Clinic, 4 cảm giác đau do lượng đường trong máu quá cao gây tổn thương thần kinh là:
Đau buốt
Đau nhói như dao đâm
Đau dai dẳng
Cảm giác bỏng rát

Cần phải làm gì?

Phương pháp điều trị chính cho bệnh lý thần kinh ngoại biên là ổn định lượng đường trong máu.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu và ngay cả những điều chỉnh đơn giản về chế độ ăn uống cũng có thể giúp ích, theo Express.

Uống nhiều nước

Uống nước có thể giúp giảm lượng đường trong máu cao Shutterstock

Uống nước có thể giúp giảm lượng đường trong máu cao

Ảnh: Shutterstock

Theo trang web về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes.co.uk, uống nhiều nước có thể giúp giảm lượng đường trong máu cao.
Cơ quan này giải thích, khi lượng đường trong máu ở mức quá cao, cơ thể sẽ cố gắng đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi máu qua đường nước tiểu.
Do đó, cơ thể sẽ cần nhiều chất lỏng hơn để bù lượng nước mất đi. Uống nước có thể giúp cơ thể đào thải một phần đường trong máu.
Nhưng cần lưu ý, có thể bị say nước nếu uống dồn dập lượng lớn nước trong một khoảng thời gian ngắn.

Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Điều quan trọng là phải ăn hạn chế đối với một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Thủ phạm gây hại nhất là một số loại carbohydrate được phân hủy thành đường trong máu khá nhanh.
Thức ăn bị phân hủy thành đường trong máu càng nhanh thì tác động càng rõ rệt đến lượng đường trong máu.
Để phân loại thức ăn tốt và xấu cho bệnh tiểu đường, nên tham khảo chỉ số đường huyết (GI).
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, chỉ số đường huyết được chia làm 3 loại như sau, theo Express.
GI thấp: 55 trở xuống
GI trung bình: 56 đến 69
GI cao: 70 đến 100

Thực phẩm có chỉ số GI cao

Thực phẩm chứa carbohydrate được cơ thể phân hủy nhanh chóng và làm tăng nhanh lượng đường trong máu - sẽ có chỉ số GI cao.
Thực phẩm GI cao bao gồm:
Đường và thức ăn có đường
Nước ngọt có đường
Bánh mì trắng
Khoai tây
Cơm trắng

Thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình

Thực phẩm có chỉ số GI thấp hoặc trung bình được phân hủy chậm hơn và khiến lượng đường trong máu tăng từ từ, bao gồm:
Một số loại trái cây và rau
Quả sung
Ngũ cốc thô, cháo yến mạch
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.