“Người Ý đã đi bộ sau bữa ăn trong nhiều thế kỷ vì sức khỏe” Loretta DiPietro, giáo sư về khoa học thể dục tại Trường Y tế Công cộng Milken, thuộc Đại học George Washington (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
tin liên quan
Đi bộ giúp giảm suy timTác giả DiPietro cho biết khi người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đi bộ trên máy chạy bộ trong 15 phút sau bữa ăn sẽ có ích cho đường huyết trong những giờ sau đó.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đi bộ sau bữa ăn thậm chí còn có hiệu quả trong việc giảm lượng đường huyết sau bữa tối hơn so với 45 phút đi bộ vào giữa buổi sáng hoặc cuối buổi chiều.
Hệ tiêu hóa chuyển hóa thức ăn thành glucose đường, là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể.Vì vậy sau bữa ăn, glucose tràn ngập trong máu. Các loại hoóc môn như insulin giúp kéo glucose vào các tế bào hoặc được sử dụng ngay lập tức hoặc được lưu trữ để sử dụng sau này.
tin liên quan
Gặp ông 'bụt' của hơn 4.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinhNhưng đối với những người bị bệnh tiểu đường thì hoạt động insulin bị suy giảm, có quá nhiều glucose có thể vẫn còn trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác.
DiPietro nói: "Nhiều người trong chúng ta ăn nhiều vào buổi tối và chúng ta cũng có xu hướng ngồi sau bữa ăn này. Kết quả là lượng đường huyết sẽ tăng lên rất cao và sẽ duy trì cao trong nhiều giờ".
Tại sao đi bộ lại tốt? Khi đi bộ, các cơ sẽ sử dụng glucose làm năng lượng, do đó giúp giảm glucose trong cơ thể, Andrew Reynolds, nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Otago ở New Zealand, nói.
Reynolds là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2016 về những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và thấy rằng chỉ 10 phút đi bộ sau bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Cùng với việc giảm lượng đường huyết, vận động sau bữa ăn cũng có thể giúp tiêu hóa. Ngoài ra, đi bộ sau bữa ăn tối giúp tiêu hóa nhanh hơn cũng giúp giảm ợ và các triệu chứng trào ngược khác.
Bình luận (0)