(TNO) Thực phẩm chế biến được nạp với các chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu nhân tạo… và đó là một trong những lý do vì sao nên tránh chúng.
Cần cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm nhằm tránh việc nạp vào cơ thể những hóa chất độc hại - Ảnh: Shutterstock
|
Cách tốt nhất để tránh hóa chất phụ gia độc hại là chỉ tiêu thụ các loại thực phẩm tươi sống. Nhưng thực tế, với cuộc sống bận rộn ngày nay, điều này không dễ thực hiện. Tuy nhiên, để tránh tối đa việc dung nạp những thực phẩm độc hại, cần nhận biết các thành phần có hại trên nhãn mác.
Chất ngọt nhân tạo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra chất ngọt làm tăng sự thèm ăn, bất kể nó chứa lượng calo bao nhiêu và tiêu thụ chất ngọt nhân tạo được chứng minh gây tăng cân, thậm chí còn nhiều hơn so với tiêu thụ đường.
Aspartame dường như có tác dụng rõ rệt nhất, kế đến là acesulfame kali, sucralose và saccharin. Thật ra, tăng cân chỉ tảng băng nổi khi nói đến sự nguy hiểm của các chất làm ngọt nhân tạo đối với sức khỏe. Bởi, chất làm ngọt nhân tạo còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và gây hại cho đường ruột. Một nghiên cứu cho biết tiêu thụ sucralose trong thời gian dài có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh viêm ruột vì nó can thiệp đến chức năng tiêu hóa. Nghiên cứu này được thử nghiệm ở cả người và động vật, và các nhà nghiên cứu nhận thấy việc thay đổi glucose và insulin sẽ thúc đẩy tăng cân, đề kháng insulin, và gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ vậy, còn có bằng chứng cho thấy sucralose có thể gây thiệt hại cho DNA, và khi được đun nóng nó giải phóng một hóa chất cực kỳ nguy hiểm có thể gây ung thư.
Chất béo trans và dầu hydro hóa. Kể từ sự ra đời của các chất béo trans vào năm 1911, nó đã được tìm thấy liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trước hết, nó thúc đẩy viêm - một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mãn tính. Chất béo trans cũng can thiệp vào chức năng của màng tế bào, có thể mở đường cho bệnh ung thư, tiểu đường và tim mạch.
Ngoài ra, chất béo trans còn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Một nghiên cứu năm 2010 liên quan đến phụ nữ sau mãn kinh phát hiện một tỷ lệ khá cao, có đến hơn 30% đột quỵ do thiếu máu ở những người có thói quen tiêu thụ chất béo chuyển hóa mỗi ngày. Trong khi các chất béo trans được biết đến có hại và phần lớn bị loại bỏ, nhiều nhà hàng vẫn sử dụng nó để chế biến thức ăn.
Dầu hydro hóa có mặt trong phần lớn các thực phẩm chế biến, bao gồm bánh quy, khoai tây chiên, các loại thực phẩm chiên… Giống như các chất béo trans, tác hại của dầu hydro hóa cũng cố tình bị “lãng quên”, mặc dù thực tế nó phát hành nhiều hóa chất độc hại khi đun nóng; trong đó phải kể đến một loại sản phẩm phụ là aldehyde, gây viêm và có thể làm phát triển các bệnh tim và Alzheimer.
Hương liệu nhân tạo. Khi nhìn thấy thuật ngữ “hương liệu nhân tạo” trên nhãn mác, cần tránh xa, bởi nó có thể là một phụ gia độc hại. Ví dụ, hương vị dâu tây nhân tạo có thể chứa khoảng 50 chất hóa học. Bên cạnh đó, một số hương liệu nhân tạo còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chẳng hạn, hương liệu bơ thêm vào bỏng ngô khi cho vào lò vi sóng có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của não và đóng góp vào việc hình thành mảng bám amyloid beta, được liên kết với sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Bột ngọt (MSG). Hương vị này thường được thêm vào các thực phẩm chế biến, từ các bữa ăn đông lạnh cho đến các loại thịt. Tuy nhiên, thuật ngữ “monosodium glutamate” hoặc viết tắt là MSG có thể không xuất hiện trong danh sách thành phần thực phẩm; thay vào đó, hàng chục tên khác có thể được sử dụng, chẳng hạn như axit glutamic, protein thủy phân, chiết xuất nấm men… thật ra cũng chính là nó.
Mặc dù Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) nói rằng tiêu thụ bột ngọt không gây tác động xấu, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, bột ngọt có liên quan tới béo phì, tổn thương mắt, đau đầu, mệt mỏi, mất phương hướng, trầm cảm, tim đập nhanh, tê và ngứa ran.
Màu nhân tạo (thuốc nhuộm). Một nghiên cứu được Đại học Purdue, bang Indiana (Mỹ) thực hiện vào tháng 10.2014 cho thấy trẻ em tiêu thụ thực phẩm có màu nhân tạo độc hại hơn so với suy nghĩ trước đây. Một loạt các loại phẩm màu phổ biến và các chất bảo quản sodium benzoate có thể khiến trẻ hiếu động thái quá.
Theo Mercola, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy phẩm màu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ ung thư, hiếu động thái quá đến dị ứng. Ví dụ phẩm màu đỏ được sử dụng rộng rãi nhất, có thể thúc đẩy sự xuất hiện của các khối u trong hệ thống miễn dịch ở chuột, trong khi nó cũng gây hiếu động thái quá ở trẻ em. Màu xanh được sử dụng trong bánh kẹo, đồ uống có liên quan đến các khối u não. Và màu vàng được sử dụng trong thực phẩm nướng, bánh kẹo, ngũ cốc có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến cả hành vi ở trẻ em.
Fructose Corn Syrup (HFCS). Mặc dù HFCS thường được tuyên bố không gây nguy hiểm như đường, nhưng khi nhìn vào nghiên cứu khoa học hiện đại, bạn sẽ thấy điều này không chính xác. HFCS chứa dạng tự do của fructose và glucose. Và khi fructose được giấu trong chế độ ăn uống, thì gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa nó. Trong gan, fructose được chuyển hóa nhiều như rượu, gây rối loạn chức năng của ty lạp thể và trao đổi chất trong cùng một cách như ethanol và các chất độc khác. Và cũng giống như rượu, cơ thể biến fructose trực tiếp thành chất béo.
Chất bảo quản. Chất bảo quản có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm, nên nó giúp các nhà sản xuất ngày càng tăng thêm lợi nhuận. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hầu hết các chất bảo quản đều liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như ung thư, dị ứng…
Bình luận (0)