Đừng để đường hô hấp ‘trả giá’ trước ô nhiễm không khí

21/06/2018 18:00 GMT+7

Theo khảo sát chất lượng môi trường (EPI) năm 2017, chất lượng không khí của Việt Nam xếp hạng 123/132 quốc gia và dự đoán còn có thể tụt xuống vị trí 125.

Trong khi trước đó, năm 2016, Việt Nam rơi vào nhóm 10 quốc gia ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay.
Cũng trong năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức gửi cảnh báo: Hà Nội đang đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Tình trạng đáng báo động này cũng diễn ra ở TP.HCM và nhiều thành phố khác của việt Nam như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương...
Bảo vệ sức khỏe như thế nào giữa “muôn trùng vây” bụi bẩn, ô nhiễm để phòng tránh các bệnh lý về hô hấp đã trở thành vấn đề cấp bách với chính người dân Việt Nam.
“Ngạt thở” giữa sự bao vây của khói bụi ô nhiễm
Theo báo cáo quan trắc quý 1/2018 và báo cáo tổng hợp hệ thống dự báo của GS-TS Nguyễn Kỳ Phùng (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), một trong những vấn đề đáng lo ngại bậc nhất hiện nay là loại bụi lơ lửng (particulate matter - PM) tại các thành phố lớn đang ở mức quá cao.
Nguy hiểm nhất là loại bụi PM2.5 (loại bụi trôi nổi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet), có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim thông qua đường mũi. Loại bụi này được xem là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, hắt hơi, khó thở, suy giảm chức năng phổi, viêm phế quản mạn tính.
Ở Hà Nội, chỉ tính riêng trong quý 1/2018, có đến 82/90 ngày nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 µg/m3, vượt chuẩn cho phép của thế giới đến 6 lần - một con số đáng báo động. Điều đó có nghĩa là gần như mỗi ngày người dân Hà Nội đều đang hít thở trong một bầu không khí khói bụi và ô nhiễm vượt mực cho phép của thế giới.
Tại Việt Nam, bệnh lý về đường hô hấp đang có tỷ lệ người mắc cao nhất (17,3%) trong cơ cấu 5 bệnh tật tại Việt Nam (gồm: bệnh hô hấp, chửa đẻ và sau đẻ, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh) và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 (16,9%) sau bệnh hệ tuần hoàn.
Trẻ em chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề trước tình trạng này, do cấu tạo hệ thống niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn chỉnh, sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp nên rất dễ bị các vấn đề về hô hấp qua đường mũi và chịu tác động từ môi trường bên ngoài.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết 25% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu là do ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, mỗi ngày bệnh viện nhi Trung ương Hà Nội tiếp nhận hàng chục lượt trẻ nhập viện do các bệnh lý về hô hấp kể cả những ca suy hô hấp nặng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM bệnh lý hô hấp ở trẻ em ngày một tăng và chiếm 40-50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú.
Chưa kể vào thời điểm chuyển mùa từ tháng 6 đến tháng 8, tình trạng nắng mưa thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sống trong đường hô hấp sinh sôi phát triển dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp càng cao.
Bảo vệ khoang mũi trước tình trạng ô nhiễm và thời tiết giao mùa: Cần hình thành các thói quen chủ động và tích cực
Trong đường hô hấp của con người, mũi là “cửa ngõ” đầu tiên, có chức năng sinh lý rất quan trọng và cũng dễ phải đối mặt với những nguy cơ bệnh lý đáng ngại. Trước ô nhiễm không khí như nghiêm trọng, chúng ta không thể chỉ “trông cậy” vào việc mang khẩu trang mỗi khi ra đường. Những loại bụi mịn như PM2.5 hoàn toàn có thể vượt qua “hàng phòng thủ” này để tích tụ ở khoang mũi. Trước tình trạng này, thói quen vệ sinh, xịt rửa mũi hằng ngày bằng nước biển sâu đã được các bác sĩ tai mũi họng khuyến cáo người tiêu dùng nên áp dụng để bảo vệ khoang mũi khỏe mạnh.
PGS-TS Đặng Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Thính học TP.HCM, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam cho biết: “Các nước tiên tiến trên thế giới, việc sử dụng dung dịch nước biển sâu để vệ sinh mũi mỗi ngày rất phổ biến và cần thiết. Dung dịch nước biển sâu được xử lý qua công nghệ tiên tiến tại các nhà máy tiêu chuẩn hiện đại chứa nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, nhôm… sẽ đạt hiệu quả cao trong việc rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn trong khoang mũi, phòng chống viêm xoang, viêm mũi, giúp sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi. Nước biển sâu cũng rất hữu hiệu với trẻ em giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên chúng ta cần phải xây dựng thói quen rửa sạch mũi bằng dung dịch nước biển sâu đều đặn hằng ngày, để bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta và gia đình”.
Bằng những cách thức đơn giản và hiệu quả như sử dụng sản phẩm xịt sạch uy tín và chất lượng để xịt sạch khoang mũi mỗi ngày, chúng ta có thể giúp đẩy những bụi bẩn còn bám lại trong khoang mũi ra ngoài, giữ cho khoang mũi khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về sau. Đặc biệt đối với chứng bệnh viêm xoang, duy trì thói quen xịt sạch khoang mũi mỗi ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa hoặc không làm bệnh chuyển biến nặng.
Vào lục 11 giờ ngày 26.6 tới đây, nhãn hàng Nước biển sâu Xisat sẽ phối hợp các chuyên gia trong lĩnh vực Tai Mũi Họng cùng báo Eva.vn sẽ thực hiện buổi tọa đàm để chia sẻ về thực trạng ô nhiễm không khí dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hô hấp và giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe gia đình trước tình trạng này.
Quý đọc giả hãy theo dõi tại fanpage Eva.vn để có thêm những thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe đường hô hấp gia đình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.