Ngày 14.4, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã sử dụng dao siêu âm tích hợp (SonaStar) trong kỹ thuật lấy gan từ người cho sống (dùng trong ghép gan) để cắt gan cho bệnh nhân ung thư.
tin liên quan
Ngoạn mục ca điều phối, ghép tim xuyên Việt thành côngBệnh nhân là ông H.Tr.T (54 tuổi) bị ung thư gan phải, đã được phẫu thuật ngày 12.4 và sau hai ngày phẫu thuật, ông T. đã hồi phục sức khỏe.
Kíp phẫu thuật do GS.TS. Phạm Như Hiệp trực tiếp làm kíp trưởng cùng TS.BS. Phan Hải Thanh và TS.BS. Hồ Văn Linh thực hiện đã phẫu thuật cắt gan lớn (gan phải) cho bệnh nhân.
Sau 2 giờ 30 phút, khối gan phải lớn kích thước lớn kèm theo u được đưa ra ngoài cơ thể bằng kỹ thuật lấy gan từ người cho sống, sử dụng dao siêu âm tích hợp (SonaStar). Đây là một hệ thống hiện đại với tính năng chọn lọc mô được sử dụng trong kỹ thuật lấy gan ghép trên người sống, bảo tồn được cả gan còn lại lẫn phần gan lấy ra.
tin liên quan
3 bệnh viện ở TP.HCM hợp tác ghép thận"Ca mổ thành công với kết quả là số lượng máu mất trong mổ dưới 100 ml, diện cắt gan đều và tưới máu tốt, phần nhu mô gan lành còn lại và phần cắt bỏ (khoảng 50% thể tích) được bảo vệ tối đa, các thành phần trong cuống Glisson (đường mật, tĩnh mạch và động mạch) được bảo toàn và đây là những thành phần quan trọng trong kỹ thuật lấy và ghép gan trên người sống. Bệnh nhân sau mổ 6 giờ có thể nói chuyện, được cho ăn trở lại, có thể vận động, tự ngồi dậy, ít đau và sức khỏe hồi phục rất nhanh", GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết.
Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, trong năm qua, Bệnh viện Trung ương Huế đã học tập trao đổi kinh nghiệm với nhiều bệnh viện trong nước và các bệnh viện hàng đầu trên thế giới như: Bệnh viện Asan (Asan Medical Center), Bệnh viện Đai học Yonsei (Severance) của Hàn Quốc, các bệnh viện của Nhật Bản, Đài Loan và Cộng hòa Pháp...
Thực hiện kế hoạch chuẩn bị ghép gan vào năm 2018 và đầu năm 2019, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã không ngừng hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất như: hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá, huyết học (Rotem) hiện đại để chẩn đoán sàng lọc điều trị trước, trong và sau ghép, hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, siêu âm trong mổ, chuẩn bị dao mổ CUSA (SonaStar)... để đáp ứng yêu cầu lấy gan ghép từ người cho sống.
Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và chuyên nghiệp, dự kiến trong năm 2019 Bệnh viện Trung ương Huế sẽ thực hiện trường hợp ghép gan đầu tiên của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
Hiện Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những trung tâm ghép tạng lớn của cả nước. Năm 2018, bệnh viện đã thực hiện khoảng 200 trường hợp ghép tim và thận.
Bình luận (0)