Gặp hiện tượng này khi đại tiện, mau đi khám bệnh tiểu đường!

18/02/2021 00:15 GMT+7

Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng kéo dài suốt đời, khi đó lượng đường trong máu thường dễ trở nên quá cao.

Thông thường, hoóc môn insulin có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin được tạo ra không được tế bào hấp thụ.
Bệnh tiểu đường loại 2 trở nên ác tính khi lượng đường trong máu tăng cao mà không điều chỉnh được.
Và có một dấu hiệu có thể báo động lượng đường trong máu quá cao, đó là đại tiện không kiểm soát, theo Express.
Dần dần, lượng đường trong máu cao có thể tạo một làn sóng phá hủy cơ thể và những tác động hủy diệt này có thể tăng gấp đôi làm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường.
Một số tác động cấp tính nhất thuộc về bệnh thần kinh tự chủ - phá hỏng các dây thần kinh kiểm soát các cơ quan nội tạng.
Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ phụ thuộc vào chức năng của phần cơ thể bị ảnh hưởng.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ (NIDDK), tổn thương các dây thần kinh của hệ tiêu hóa có thể gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ, theo Express.
Đại tiện không kiểm soát, còn gọi là rò rỉ ruột, là tình trạng đi ngoài phân rắn hoặc lỏng, một cách tự nhiên không tự chủ.
Người bệnh có thể có cảm giác cần đi đại tiện khẩn cấp và không thể kiểm soát được hoặc có thể bị rò rỉ ruột mà không biết.
Các dấu hiệu cảnh báo tổn thương đường huyết cao qua đường tiêu hóa khác bao gồm:
• Đầy hơi, đầy bụng và buồn nôn
• Táo bón
• Tiêu chảy, đặc biệt là vào ban đêm
• Tiêu chảy xen kẽ với táo bón
• Gặp vấn đề khi nuốt
• Nôn mửa
Bệnh thần kinh tự chủ cũng có thể gây ra chứng liệt dạ dày - làm chậm hoặc ngừng sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non, NIDDK cảnh báo.

Làm gì để giảm lượng đường trong máu?

• Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
• Hạn chế một số loại carbohydrate vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Các loại đậu, ngũ cốc tự rang xay hay cháo yến mạch tốt cho người tiểu đường Shutterstock

Các loại đậu, ngũ cốc tự rang xay hay cháo yến mạch tốt cho người tiểu đường

Ảnh: Shutterstock

Các loại carb (chất đường bột) đơn, như bánh mì trắng là thủ phạm tồi tệ nhất, bởi vì, như Harvard Health giải thích, chúng "được cơ thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng, dẫn đến làm tăng nhanh lượng đường trong máu và tiết insulin từ tuyến tụy".
Còn carb phức hợp là cách an toàn hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Harvard Health giải thích: "Nhiều loại thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, và chúng mất nhiều thời gian để tiêu hóa - nghĩa là ít tác động ngay đến lượng đường trong máu, khiến nó tăng chậm hơn".

Cách phân biệt đâu là carb đơn nên ăn

Chỉ số đường huyết (GI) có thể giúp phân biệt giữa hai loại carb.
GI chỉ ra tốc độ tăng của lượng đường trong máu khi ăn thực phẩm đó.
Như Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) giải thích, các loại carb có chỉ số GI cao được cơ thể phân hủy nhanh chóng và làm tăng nhanh lượng glucose trong máu.
Thực phẩm GI cao - nên tránh bao gồm:
• Đường và đồ ngọt
• Nước ngọt có đường
• Bánh mì trắng
• Khoai tây
• Cơm
NHS giải thích, các loại thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình, phân hủy chậm hơn và làm lượng đường trong máu tăng từ từ, gồm:
• Một số trái cây và rau
• Các loại đậu
Ngũ cốc tự rang xay hay cháo yến mạch
Ngoài ra, tham gia 2 giờ 30 phút hoạt động thể chất mỗi tuần có thể giúp giảm lượng đường trong máu, NHS cho biết thêm, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.