Tác dụng của xoa bóp là khai thông kinh lạc, thông khí hoạt huyết, làm cho vùng cơ thể được tác động nảy sinh phản ứng sinh lý. Loại phản ứng này thông qua sự điều tiết của phản xạ thần kinh và sự tuần hoàn các bệnh trong cơ thể, một mặt đạt được sự tăng cường, mặt khác tạo ra tính kế tục phát triển của cả chỉnh thể, từ đó làm nảy sinh sự thay đổi hàng loạt quá trình sinh lý, bệnh lý, nhờ đó đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Phương pháp 1: nằm ngửa, dùng tay tự xoa bóp huyệt quan nguyên (dưới rốn 3 thốn tay - khoảng 6,6 cm), mỗi lần 40 phút, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: bệnh nhân nằm ngửa, xoa bóp phần ngực, phần bụng, hai chân, sau đó xoa bóp, day các huyệt như khúc trì (cách đầu chót ngoài của lằn chỉ khoeo tay 1 thốn - khoảng 2,2 cm), dương trì (trên nếp lằn cổ tay - mặt ngoài, ở gần mắt xương trụ có chỗ trũng), trung quản (trên rốn 4 thốn - 8,8 cm), túc tam lý (mặt ngoài và phía trên ống chân, cách bờ dưới ngoài của xương bánh chè 6,6 cm, ở chỗ trũng giữa hai đường gân), thái khê (điểm giữa của đường nối đỉnh cao nhất của mắt cá chân trong với gân gót chân), quan nguyên; nằm sấp, xoa bóp lưng, thắt lưng, chân, cạnh sườn, sau đó xoa bóp các huyệt thiên trụ, cách du... mỗi huyệt xoa bấm trong 2 phút. Trọng điểm là huyệt quan nguyên xoa ấn 5 - 10 phút, tổng cộng là 40 phút.
Hoài Vũ
Bình luận (0)