Hiểu thêm về dị ứng và hen suyễn

10/12/2013 11:30 GMT+7

(TNO) Dị ứng là thuật ngữ mô tả một loạt các rối loạn quá mẫn cảm với một hoặc nhiều chất mà hầu hết mọi người thường không phản ứng; trong khi hen suyễn là căn bệnh liên quan cụ thể đến phổi.

(TNO) Dị ứng là thuật ngữ mô tả một loạt các rối loạn quá mẫn cảm với một hoặc nhiều chất mà hầu hết mọi người thường không phản ứng; trong khi hen suyễn là căn bệnh liên quan cụ thể đến phổi.

Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng và hen suyễn - Ảnh: Shutterstock
Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng và hen suyễn - Ảnh: Shutterstock 

Tuy là hai căn bệnh riêng biệt với các định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại có sự liên kết mạnh mẽ, cùng tồn tại như "đối tác" của nhau bởi cách chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa khá giống nhau.

Dị ứng không phải bệnh sốt mùa hè

Ngoài việc ảnh hưởng đến mũi, mắt, họng (trường hợp điển hình của viêm mũi dị ứng), tiếp xúc với chất mẫn cảm cũng có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm phổi, da và đường tiêu hóa.

Theo trang Dummies, dị ứng và hen suyễn đều bị gây nên bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi, bào tử nấm mốc, một số thức ăn, thuốc, nọc độc do côn trùng chích.

Thêm vào đó, phản ứng hen cũng có thể gây nên do nonallergic - chất kích thích có trong khói thuốc lá, chất tẩy rửa gia dụng, sản phẩm xịt, dung môi, hóa chất, khói, sơn, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Dị ứng và hen suyễn không loại trừ nhau

Bệnh hen suyễn xảy ra do hai yếu tố: sự co thắt của phế quản làm cản trở luồng không khí đi vào phổi, và do lớp màng bên trong phế quản sưng lên, tiết ra chất nhờn làm nghẹt phế quản. Phản ứng dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra hai yếu tố trên.

Các nhà nghiên cứu cho biết các rối loạn dị ứng có thể xuất hiện theo nhiều cách, tùy theo tính chất và mức độ nhạy cảm của mỗi người. Những triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, khò khè, ho, ngứa ngáy không phải lúc nào cũng do dị ứng gây nên; mặc dù, phần lớn những người bị bệnh hen suyễn đều bị dị ứng.

Tuy dị ứng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hen suyễn, nhưng rõ ràng giữa chúng có một sợi dây liên kết khá chặt chẽ.

Với người bị dị ứng, ngoài những khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ địa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang mũi, viêm tai giữa kinh niên.

Trong khi đó những bệnh nhân bị hen suyễn, phế quản của họ rất nhạy cảm dễ bị kích thích bởi những tác nhân gây dị ứng và khiến họ dễ lên cơn suyễn. Nếu cơn suyễn kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Ngọc Khuê

>> Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến 20% dân số Việt Nam
>> Ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ
>> Viêm mũi dị ứng - Bệnh dễ bị coi thường
>> Dị ứng ngoài da ở trẻ em - Không nên xem thường
>> Phương pháp trị viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng
>> Chữa dị ứng hải sản không cần thuốc
>> Kiểm soát chứng hen suyễn ở trẻ
>> Phát hiện mới về bệnh hen suyễn
>> Tắm nắng và bệnh hen suyễn
>> BPA có liên quan đến hen suyễn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.