(TNO) Hóa trị có thể gây tổn hại đến tế bào khỏe mạnh, khiến tế bào tiết ra một dạng protein giúp duy trì sự tăng trưởng của khối u, làm chúng “lì đòn” hơn trong các đợt điều trị sau đó.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa ra kết luận hoàn toàn bất ngờ trên trong nỗ lực tìm ra câu hỏi giúp giải thích tại sao tế bào ung thư lại có khả năng “phòng thủ kiên cường” bên trong cơ thể người, trong khi chúng dễ bị tiêu diệt trong môi trường thí nghiệm.
|
Khi kiểm tra tác dụng của hóa trị đối với tế bào trích xuất từ bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, các chuyên gia phát hiện được chứng cứ cho thấy ADN bị tổn hại trong tế bào khỏe mạnh sau đợt trị liệu, theo báo cáo trên chuyên san Nature Medicine.
Liệu pháp hóa trị hoạt động bằng cách ngăn cản sự sản sinh của các tế bào phân chia nhanh, như dạng có trong các khối u ung thư.
Các nhà khoa học phát hiện những tế bào khỏe mạnh bị tổn hại sau đợt hóa trị sẽ tiết ra nhiều protein WNT16B, có tác dụng tăng cường khả năng sống sót của tế bào ung thư.
“Sự gia tăng WNT16B là điều nằm ngoài dự đoán”, theo chuyên gia Peter Nelson của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle.
Nhóm nghiên cứu cho hay đã xác nhận phát hiện này trong trường hợp các khối u ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Phi Yến
>> Em bé vẫn an toàn nếu mẹ hóa trị khi mang thai
>> Tổng thống Chavez về nước sau đợt hóa trị tại Cuba
>> Liệu pháp thay thế hóa trị trong chữa bệnh ung thư
>> Thuốc hóa trị ung thư cho trẻ làm tăng nguy cơ bệnh tim
>> Điều trị ung thư không cần xạ - hóa trị
>> Nên hóa trị hay xạ trị?
Bình luận (0)