Đa dạng các biểu hiện của stress
Trong cuộc sống, ai cũng có thể bị stress, từ những doanh nhân, công chức, nhân viên văn phòng, cho đến sinh viên, học sinh - những người đang bị áp lực về học hành và thi cử... Quá tải trong công việc, căng thẳng, lo âu, tinh thần suy sụp... đều có thể là những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.
|
Theo Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Tích Linh, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, ĐH Y Dược TP.HCM: Căng thẳng là một triệu chứng không phải là một bệnh lý. Các biểu hiện ban đầu của lo âu cũng rất đa dạng, có khi là triệu chứng cơ thể như đau đầu hồi hộp, mất ngủ, cũng có khi là triệu chứng tâm thần như lo âu, dễ nóng giận...
Nếu bị stress lâu ngày mà không phát hiện kịp thời có thể gây ra hậu quả là rối loạn thích ứng với các biểu hiện như: trầm cảm, lo âu, các rối loạn về hành vi. Mặc dù, bệnh lý không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, chán nản, bực bội là các triệu chứng cơ bản của trầm cảm. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau cũng hay gặp ở các bệnh lý này.
Đặc biệt, với những nhân viên văn phòng, những người làm việc trí óc thường xuyên bị căng thẳng thì hay gặp phải cảm giác người mệt mỏi, không muốn đi làm, chị Trịnh Thị Lương (Q.Tân Phú, TP.HCM) tâm sự.
Mệt mỏi có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, thực thể như lao, nhược giáp, suy tim, thiếu máu... hoặc một số bệnh lý tâm thần như rối loạn thích ứng (rối loạn do stress), rối loạn khí sắc, rối loạn trầm cảm nặng (chủ yếu), rối loạn trầm cảm lưỡng cực..., bác sĩ Linh phân tích.
Đối phó với stress
Stress là phần tất yếu của cuộc sống, không thể tránh. Mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress.
Bác sĩ Đỗ Nhị Tường Khê, Cố vấn Y khoa của Sanofi-aventis, cho biết những mẹo đơn giản tránh strees (thường xuyên) như sau:
Bằng lòng với các kết quả hiện có trong công việc, học tập, cuộc sống (đa số không như ý) sau khi đã nỗ lực hết sức mình, tập rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Bằng lòng với những gì bạn đang có hơn là đòi hỏi những gì mà người chung quanh đang có (hiện đại, thời thượng)...
Đặc biệt, lắng nghe và tôn trọng những khi cơ thể bạn lên tiếng (đòi nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý..).
“Việc đối phó với stress hữu hiệu là có lối sống chừng mực, tập thể dục đều đặn, tránh rượu bia, quan niệm sống đơn giản, có cái nhìn lạc quan...”, bác sĩ Linh nói thêm.
Bác sĩ Linh khuyến cáo, người có những biểu hiện, triệu chứng mệt mỏi cần đến các cơ sở tâm thần, trung tâm tâm lý để được tham vấn, khám để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Ngoài ra, chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất thường tỏ ra hữu ích trong việc giảm căng thẳng, lo âu. Thế nên, bạn có thể tham vấn thêm với các chuyên gia dinh dưỡng.
Mặt khác, magnesi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Cơ thể không tự tổng hợp được magnesi. Khi thiếu magnesi hoàn toàn sẽ dẫn đến tử vong. Magnesi tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa học tổng hợp và sinh năng lượng, duy trì hoạt động cơ thể. Magnesi đóng vai trò quan trọng như một yếu tốc chống stress, điều hòa hệ thần kinh.
Bác sĩ Đỗ Nhị Tường Khê, Cố vấn Y khoa của Sanofi-aventis, cho biết có thể bổ sung các vi chất như: Canxi, vitamin B1, B12, Magne B6 4 viên mỗi ngày để… giảm stress vì Magne B6 có chứa magnesi và vitamin B6.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)