Mẹ ngủ chung với trẻ mới sinh: Lợi và hại thế nào?

25/02/2020 04:28 GMT+7

Nên ngủ chung với bé hay không là điều thường khiến nhiều cặp cha mẹ trẻ lo lắng phân vân. Có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng mẹ nên tránh điều này và cho bé nằm giường hoặc nôi riêng.

Đồng thời, lại có nhiều phong tục truyền thống khuyến khích người mẹ ngủ bên cạnh đứa con mới chào đời. Với những ý kiến trái chiều, đây hẳn là một lựa chọn rất khó khăn cho hầu hết các bậc cha mẹ.
Sau đây là những ưu và nhược điểm của việc ngủ chung với bé. Điều này sẽ giúp các bà mẹ trẻ đưa ra lựa chọn tốt hơn và sáng suốt hơn trong việc ngủ chung với bé hay không, theo The Health Site.

Mặt trái của việc ngủ chung

Khi các chuyên gia khuyên không nên ngủ chung với bé, điều đó không hoàn toàn sai, vì những lý do sau:
• Có thể gây nguy hiểm cho bé
Ngủ chung có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh - hội chứng gây tử vong ở trẻ từ 1 tháng đến 1 năm tuổi. Nên cho bé ngủ trong nôi bên cạnh giường ngủ. Bằng cách này, mẹ có thể liên tục quan sát bé mà không cần ngủ chung, theo The Health Site.
• Mẹ có thể thiếu ngủ
Việc ngủ chung với bé có thể khiến mẹ thức dậy nhiều lần và ngủ không ngon giấc. Người mẹ thường tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chăm con cho nên rất cần phải ngủ đủ giấc. Vì vậy, ngủ riêng là lựa chọn hợp lý hơn.
• Có thể xảy ra tai nạn bất ngờ
Tai nạn thường xảy ra bất ngờ. Mẹ có thể nghĩ rằng bi kịch như thế sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu người mẹ lăn qua đè phải con thì sao? Hoặc điều gì xảy ra nếu mền gối làm bé nghẹt thở? Đây là một lý do mẹ không nên ngủ chung với bé, theo The Health Site.

Lợi ích của việc ngủ chung

Rất nhiều bà mẹ ngủ chung với con. Ngủ với con có thể có lợi cho cả mẹ và con. Đó là:
• Tăng cường các giác quan của bé
Ngủ với bé có thể thúc đẩy sự phát triển giác quan của bé. Khiến chúng có khả năng tốt hơn trong việc xác định mùi, cảm nhận những chuyển động, âm thanh, sự vuốt ve và hơi ấm.
• Tạo mối liên kết tình cảm gắn bó hơn giữa mẹ và bé
Ngủ chung có thể mang mẹ đến gần bé hơn. Bé sẽ học cách nhận ra mẹ thông qua thân nhiệt và giọng nói. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn. Sau này lớn lên, bé sẽ trở thành đứa trẻ hạnh phúc hơn, theo The Health Site.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.