Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là loại chất béo độc hại nhất trong chế độ ăn. Quá trình chuyển hóa biến dầu lành mạnh thành chất rắn, giữ cho chúng không bị ôi. Chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe và hoàn toàn không nên sử dụng. Nó chính thức bị cấm ở Mỹ, theo Food News.
Chất béo chuyển hóa thường có trong bơ thực vật margarine và shortening thực vật. Người ta dùng shortening để chiên rán một số sản phẩm như mỳ ăn liền, bánh rán, bánh quy đóng gói và khoai tây chiên, thức ăn nhanh, để bảo quản được lâu, theo Food News.
Thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol có hại trong máu và làm giảm lượng cholesterol có lợi.
Chất béo chuyển hóa gây viêm và các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và các căn bệnh mạn tính khác. Loại chất béo này làm nặng thêm tình trạng kháng insulin, và do đó làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa cũng có hại. Cứ 2% calo từ chất béo chuyển hóa ăn vào hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 23%, theo Food News.
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có nhiều trong phô mai, dầu dừa, thịt đỏ, sữa nguyên kem, các sản phẩm nướng đóng gói. Loại chất béo này có trạng thái đặc ở nhiệt độ phòng.
Ngay cả khi chúng không độc hại như chất béo chuyển hóa, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng tổng lượng cholesterol, từ đó tăng lượng cholesterol có hại, có thể gây ra tắc nghẽn trong các động mạch trong tim và các bộ phận khác của cơ thể.
Để ngăn chặn điều này, hãy duy trì mức tiêu thụ chất béo bão hòa dưới 10% lượng calo hằng ngày, theo Food News.
Chất béo không bão hòa
Không giống như chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều trong cá, các loại hạt và rau quả.
Chất béo không bão hòa vẫn ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng.
Chất béo không bão hòa được chia thành hai loại: không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
tin liên quan
Những thực phẩm chống viêm giàu a xít béo omega-3Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn bao gồm: Bơ, dầu ô liu, các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ, hạt dẻ cười và óc chó, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, theo Food News.
Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy những người sống ở Hy Lạp và khu vực Địa Trung Hải có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp ngay cả khi họ tuân theo chế độ ăn nhiều chất béo.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên nhân là do chất béo chính trong chế độ ăn của họ là dầu ô liu. Dầu ô liu hầu hết được tạo thành từ chất béo không bão hòa đơn.
Nên sử dụng chất béo không bão hòa đơn bất cứ khi nào có thể thay vì tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Chất béo không bão hòa đa là chất béo thiết yếu, cần cho chức năng cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cơ thể con người có thể tạo ra loại chất béo này.
tin liên quan
Bụng to thì... não nhỏ!Cần tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đa vì chúng cần thiết để xây dựng màng tế bào và bao phủ các dây thần kinh. Ngoài ra, chúng rất quan trọng trong quá trình đông máu, chống viêm, và vận động của cơ bắp.
Chất béo không bão hòa đa có hai loại chính: a xít béo omega-3 và a xít béo omega-6. Cả hai loại đều có lợi ích sức khỏe.
Khi tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đa sẽ giúp giảm cholesterol có hại, giúp cải thiện cholesterol và làm giảm huyết áp và mức chất béo trung tính.
Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm dầu hạt cải, cá béo như cá hồi và cá mòi, hạt lanh, dầu đậu nành không hydro hóa và quả óc chó. A xít béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim và đột quỵ, theo Food News.
A xít béo omega-6 cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các nguồn bao gồm a xít linoleic và dầu thực vật như dầu bắp, dầu nghệ tây, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu óc chó.
Để giữ sức khỏe, hãy đảm bảo chế độ ăn không có chất béo chuyển hóa và bão hòa, nên ăn lượng vừa phải chất béo không bão hòa đơn và đa.
Bình luận (0)