Người bệnh được lợi gì khi ngân hàng máu tại TP.HCM đạt chuẩn GMP châu Âu?

05/04/2019 20:33 GMT+7

GMP châu Âu đảm bảo cho máu đạt an toàn từ lấy máu, vận chuyển, điều chế, lưu trữ, cấp phát và kiểm soát chất lượng. Người bệnh an tâm khi sử dụng máu và bác sĩ tự tin khi chỉ định truyền máu.

Chiều 5.4, Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM công bố ngân hàng máu của bệnh viện đạt chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practices - thực hành sản xuất tốt) châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Bác sĩ CK.II PHù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP, cho biết để có được kết quả trên, bệnh viện đã trải qua 5 năm nỗ lực với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước và được Cơ quan an toàn thực phẩm và y tế Áo (thuộc Bộ Y tế Áo) chính chức cấp giấy chứng nhận GMP châu Âu. Theo bác sĩ Dũng, chuẩn GMP châu Âu khó hơn chuẩn GMP - WHO.
Ngân hàng máu Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - ẢNH: DUY TÍNH
“Có lúc khó khăn quá tưởng chừng buông luôn vì những tiêu chuẩn quá khắt khe. Chỉ cần kho đông lạnh, nhiệt độ không đúng là không đạt. Nhưng sau khi đạt chuẩn thì ngân hàng máu phải duy trì chuẩn, phải báo cái thường xuyên và được Cơ quan an toàn thực phẩm và y tế Áo theo dõi qua mạng. Nếu ngân hàng máu trong quá trình hoạt động không đạt thì có thể bị rút chứng nhận bất cứ lúc nào”, bác sĩ Dũng chia sẻ.
Theo bác sĩ Dũng, GMP là thuật ngữ quen thuộc trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm… Nhưng với ngân hàng máu việc áp dụng GMP ở nhiều nước cũng như Việt Nam còn khá mởi mẻ. GMP thiết lập quy trình sản xuất và han chế các nguy cơ lây nhiễm, lây truyền bệnh, nhầm lẫn và sai sót trong quá trình sản xuất. Tức GMP châu Âu đảm bảo cho máu đạt chất lượng từ lấy máu, vận chuyển, điều chế, lưu trữ, cấp phát và kiểm soát chất lượng. Người bệnh an tâm khi sử dụng máu và bác sĩ tự tin khi chỉ định truyền máu từ ngân hàng máu đạt chuẩn GMP châu Âu.
Theo bác sĩ Phù Chí Dũng, với chứng nhận GMP châu Âu, bệnh viện có thể hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách GMP tại Việt Nam và hỗ trợ các trung tâm truyền máu trên cả nước xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và mở ra cơ hội hợp tác quốc tế. Việt Nam sẽ xuất khẩu huyết tương sang châu Âu, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thánh rẻ, phù hợp người bệnh tại Việt Nam.
Đây cũng là bước thuận lợi để bệnh viện chuẩn bị xây dựng ngân hàng máu với công suất 1 triệu đơn vị/năm đạt chuẩn GMP châu Âu.
Chia sẻ về việc trao đổi nguồn huyết tương với nước ngoài trong thời gian tới, bác sĩ Dũng cho biết thêm, một số công ty muốn sử dụng nguồn huyến tương (là 1 trong 4 thành phần chính của máu) khi ngân hàng máu sử dụng không hết để sản xuất dược phẩm, các chế phẩm sinh học như Albumin, Globulin, Fibrinogen… và bán lại cho VN với giá rẻ.
Tuy nhiên, khi có lượng huyết tương nhiều được lấy ở các ngân hàng máu đạt chuẩn GMP châu Âu tại Việt Nam thì kiến nghị Bộ Y tế cho phép các công ty đầu tư ở Việt Nam để thu gom huyết tương, sản xuất các chế phẩm từ huyết tương đảm bảo an ninh thuốc men.
Hiện Việt Nam có khoảng 10 ngân hàng máu, trong đó có 5 ngân hàng máu lớn đặt tại Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cần Thơ. Ngân hàng máu Bệnh viện Truyền máu huyết học TP là lớn nhất, hiện cung ứng 260.000 đơn vị máu/năm cho hơn 100 bệnh viện TP và khu vực phía nam với 10 loại chế phẩm từ máu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.