Các chuyên gia tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago đã xem xét 8.714 người trong 2 thập niên, bắt đầu khi họ 55 tuổi. Tổng cộng, 749 người, tức 9%, mắc nợ hoặc không có giá trị tài sản ròng vào lúc bắt đầu nghiên cứu. 2.430 người khác, tức 28%, đã trải qua một “cú sốc tài sản tiêu cực” và mất ít nhất 75% giá trị tài sản ròng trong thời gian 2 năm tại một thời điểm nhất định trong thời gian theo dõi.
Trong quá trình nghiên cứu, 2.823 người đã qua đời.
So với những người thường xuyên duy trì một mức tài sản thuận lợi, những đối tượng trải qua cú sốc tài sản tiêu cực có rủi ro tử vong trong cuộc nghiên cứu cao hơn 50%. Những người khởi đầu trong nghèo khổ hoặc mắc nợ có rủi ro tử vong cao hơn 67%.
“Việc có tài sản và đánh mất nó một cách bất ngờ tạo ra rủi ro chết sớm tương tự như tình trạng không có tài sản”, trưởng nhóm nghiên cứu Lindsay Pool nhận định.
Những lý do làm tăng rủi ro tử vong có thể bao gồm việc nhận thấy khó trang trải chi phí y khoa và những tác động của việc lo lắng đối với sức khỏe do bị mất quá nhiều tiền. Tuy nhiên, chuyên gia Pool và các cộng sự cho rằng cần phải tiến hành thêm nghiên cứu để tìm ra lý do thực sự.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san JAMA.
Bình luận (0)