Những dấu hiệu F0 tại nhà trở nặng cần báo ngay cơ quan y tế

21/08/2021 22:39 GMT+7

Người nhiễm Covid-19 không có hoặc có triệu chứng nhẹ được điều tri tại nhà. Nhưng một số triệu chứng bất thường cảnh báo trở nặng F0 cần nhận biết, báo ngay cho cơ quan y tế.

Theo “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà” do Bộ Y tế ban hành hôm nay, 21.8, trường hợp nhiễm Covid-19 (F0) được quản lý tại nhà là người nhiễm Covid-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng hoặc có triệu chứng ở mức độ nhẹ.
Các triệu chứng nhẹ như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở 20 lần/phút hoặc dưới mức này, chỉ số SpO2 từ 96% trở lên khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít khi hít vào.
Để đủ điều kiện điều trị tại nhà, các trường hợp trên cần đáp ứng thêm tối thiểu một trong 2 tiêu chí sau: đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày.
Hoặc có đủ 3 yếu tố sau: tuổi (là trẻ trên 1 tuổi; người lớn dưới 50 tuổi); không có bệnh nền; và không đang mang thai.
Ngoài ra, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế; hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.
Theo hướng dẫn, cơ sở quản lý người nhiễm tại nhà phải hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, hoặc khi có các triệu chứng cần chuyển viện, cấp cứu.

Phản ứng “cánh tay Covid-19” sau tiêm vắc xin có đáng lo ngại?

Nhận biết triệu chứng bất thường

Người bệnh F0 khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Các dấu hiệu bất thường gồm: khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em: thở rên, rút lõm lồng ngực,…; nhịp thở: từ 21 lần/phút trên mức này (ở người lớn), từ 40 lần/phút và trên hơn mức này (ở trẻ từ 1 - dưới 5 tuổi); từ 30 lần/phút và trên mức này (với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi).
Trong đó, cách đếm nhịp thở ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần báo ngay khi có bất kỳ tình trạng bất ổn nào hoặc khi phát hiện một trong các dấu hiệu khác như: mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật…
Bộ Y tế khuyến cáo người nhiễm Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
Cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm cách thức liên hệ để được xử trí, chuyển viện cấp cứu kịp thời trong các trường hợp bất thường. Trong thời gian đợi chuyển tuyến, cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà phải hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.

Bản tin Covid-19 ngày 21.8: Cả nước kỷ lục công bố 13.439 ca một ngày | TP.HCM ra quy định giãn cách tối đa

Tối nay, 21.8, chuyến bay chở lô thuốc hơn 50.000 lọ thuốc Remdesivi kháng virus do Tập đoàn Vingroup nhập khẩu tiếp tục về đến TP.HCM. Hiện,  đã có 120.000 lọ thuốc này về đến Việt Nam trong 2 tuần qua.
Đây là các lô Remdesivir trong số 500.000 lọ Remdesivir được Tập đoàn Vingroup nhập khẩu, tặng Bộ Y tế để phục vụ công tác chữa trị khẩn cấp bệnh nhân Covid-19.
Trước đó, trong số các lô thuốc Remdesivir đã tiếp nhận, Bộ Y tế xuất cấp đến 17 cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM và một số tỉnh phía nam như: Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh và Cần Thơ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.