Những điều cần biết về bệnh bạch hầu để phòng ngừa bệnh

01/07/2020 04:05 GMT+7

Đã có ổ dịch bạch hầu tại Đắk Nông và xuất hiện ca bệnh tại TP.HCM, Kon Tum. Dù không là bệnh mới nhưng trước sự quay trở lại của bạch hầu, bác sĩ khuyến cáo người dân những điều cần nhớ để phòng ngừa bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Dư Minh Trí, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM: Bạch hầu là bệnh do vi trùng (Corynebacterium diphtheriae) gây ra, đã có thể điều trị bằng kháng sinh nên người dân cũng đừng quá hoang mang lo lắng.

Bệnh nhân bạch hầu tại TP.HCM đã được cách ly, chữa trị thế nào?

Bệnh nguy hiểm chủ yếu do biến chứng viêm cơ tim, liệt cơ từ độc tố vi trùng bạch hầu tiết ra. Biến chứng này có thể xuất hiện muộn từ 2-7 tuần sau khi khởi phát. Do đó, khi bệnh nhân được chẩn đoán bị bạch hầu thì cần tiêm ngay liều kháng độc tố 40.000 đv càng sớm càng tốt.

Gia tăng người mắc bệnh bạch hầu ở Kon Tum, học sinh ở xã Ya Xiar nghỉ học

Bệnh bạch hầu lây qua đường chất tiết như các bệnh lý hô hấp khác nên cách phòng ngừa như phòng ngừa Covid-19 và các bệnh đường hô hấp, cơ bản là: rửa tay thường xuyên; che miệng khi ho, hắt hơi; tránh tiếp xúc người bệnh, dịch tiết đường hô hấp; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, chỗ đông người,…

Vì đâu dịch bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên diễn biến phức tạp?

Hiện nay, các ca bệnh đều có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ. Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc xin.
Hiện tại, đối với trẻ nhỏ thì tiêm các mũi vắc xin “5 trong 1” hoặc “6 trong 1” thì đã có thuốc ngừa bạch hầu. Vắc xin được tiêm lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và liều nhắc lại (liều thứ 4) từ 12-24 tháng tuổi, có trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia và tiêm dịch vụ. Lưu ý phụ huynh hay quên liều nhắc lại, cần tiêm đủ 4 mũi cho trẻ.
Đối với trẻ lớn hay người lớn chưa tiêm ngừa bạch hầu hay đã tiêm trên 10 năm thì phải tiêm mũi nhắc lại. Hiện có vắc xin “3 trong 1” hoặc “4 trong 1” ngừa bạch hầu và các bệnh khác dành cho các đối tượng này.
Những người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu nếu đã tiêm đủ cũng cần chích thêm một mũi củng cố miễn dịch của cơ thể. Những người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu mà chưa tiêm chủng thì phải dùng một liều kháng sinh dự phòng rồi đi tiêm ngừa.
Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân bạch hầu cũng phải tiêm ngừa.

Bệnh bạch hầu là gì và nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu có các triệu chứng giống nhiễm trùng hô hấp trên như khàn tiếng, thở rít; họng lưỡi gà có giả mạc trắng xám dính chặt vào niêm mạc (tên bệnh bạch hầu nghĩa là họng trắng, được đặt vì triệu chứng này); cổ bạnh, cổ to như cổ bò do sưng hạch vùng cổ.
Dấu hiệu biến chứng liệt cơ, viêm cơ tim của bạch hầu là: yếu tay chân, nhịp tim đập không đều, mệt khi vận động bình thường do tim bị suy yếu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.