Nhưng yên tâm đi, các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng đa phần những hiện tượng "kỳ quặc" ấy là bình thường, theo Men's Health.
tin liên quan
10 thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêmGiấc ngủ là thứ làm trẻ hóa và làm mới cơ thể. Ngủ là cách giúp cơ
thể phục hồi và bắt đầu một ngày mới có năng lượng. Khi chất lượng giấc
ngủ giảm, mọi thứ khác trong cuộc sống sẽ trở nên hỗn độn.
Dù sao thì bạn cũng cần tham khảo qua những hiện tượng lạ mà có thể ngày nào đó sẽ gặp phải khi ngủ để lý giải nguyên nhân của nó.
Cảm thấy như đang rơi xuống vực
Cảm giác này thường được gọi là giật cơ khi ngủ. Bạn có thể mơ thấy mình từ trên trời rơi xuống hoặc đang trượt chân xuống vực sâu hay vấp ngã... "Đó có thể là do bạn đang quá mệt mỏi, mất ngủ hoặc căng thẳng. Não bộ của bạn đi vào chu kỳ giấc ngủ đầy mạnh mẽ trong khi cơ thể lại không theo kịp", theo bác sĩ W. Christopher Winter, giám đốc chuyên môn của Trung tâm giấc ngủ ở bệnh viện Martha Jefferson (Virginia, Mỹ).
Bóng đè
Bạn thức dậy buổi sáng và phát hoảng khi thấy mình không thể nhúc nhích gì được, kể cả nói chuyện. Cảm giác ấy kéo dài vài giây đến vài phút, và thật sự đáng sợ với một số người. Dân gian gọi đó là bóng đè. Ngược với chứng giật cơ khi ngủ đã nói ở trên, với hiện tượng bóng đè thì não bộ thức dậy sớm hơn cơ thể.
Bạn thức dậy buổi sáng và phát hoảng khi thấy mình không thể nhúc nhích gì được, kể cả nói chuyện. Cảm giác ấy kéo dài vài giây đến vài phút, và thật sự đáng sợ với một số người. Dân gian gọi đó là bóng đè. Ngược với chứng giật cơ khi ngủ đã nói ở trên, với hiện tượng bóng đè thì não bộ thức dậy sớm hơn cơ thể.
"Bạn thậm chí thấy khó thở. Và nhiều người mô tả rằng như có cả một con voi đè lên ngực. Đó là vì tất cả các cơ điều khiển hơi thở, ngoại trừ cơ hoành, vẫn còn đang "ngủ" sâu", bác sĩ Winter nói.
Mộng du
Hầu hết những hành vi liên quan đến giấc ngủ là vô hại. Nhưng riêng mộng du có thể trở thành vấn đề nhiều nguy cơ, bởi bạn có thể ra khỏi nhà, "ngao du" đâu đó trong khi đang ngủ say, thậm chí lên xe lái ra đường. "Với chứng mộng du thì cơ thể tỉnh chứ não bộ chưa tỉnh theo kịp", bác sĩ Winter phân tích.
Đó là lý do bạn không thể nhớ nổi mình đã làm gì khi mộng du trong đêm. Do vậy, khi biết mình bị mộng du, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Mộng du
Hầu hết những hành vi liên quan đến giấc ngủ là vô hại. Nhưng riêng mộng du có thể trở thành vấn đề nhiều nguy cơ, bởi bạn có thể ra khỏi nhà, "ngao du" đâu đó trong khi đang ngủ say, thậm chí lên xe lái ra đường. "Với chứng mộng du thì cơ thể tỉnh chứ não bộ chưa tỉnh theo kịp", bác sĩ Winter phân tích.
Đó là lý do bạn không thể nhớ nổi mình đã làm gì khi mộng du trong đêm. Do vậy, khi biết mình bị mộng du, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
tin liên quan
3 vấn đề thường gặp với giấc ngủ và cách khắc phụcBạn có hay bị thức giấc lúc nửa đêm và cố cách mấy cũng không tài nào ngủ lại được?
Nói mớ
Khoảng 5% người trưởng thành nói chuyện trong khi đang ngủ ngon lành. Hầu hết hiện tượng này chỉ kéo dài trung bình khoảng 30 giây.
"Hiện tượng nói mớ thường xảy ra ở một hoặc hai giờ đầu, khi cơ thể bước vào giai đoạn sâu của giấc ngủ, nhưng trương lực cơ vẫn sản sinh ra âm thanh hoặc cử động cùng với giấc mơ", bác sĩ Winter nói.
|
Mơ lặp đi lặp lại
"Những giấc mơ lặp đi lặp lại có thể xảy ra với những vấn đề tâm lý chưa được giải quyết và não của bạn đang cố gắng xử lý chúng", bác sĩ Winter nói.
Những giấc mơ lặp đi lặp lại đôi khi có liên quan đến ký ức trong thực tế. "Nếu bạn từng bị cướp tại tiệm tạp hóa, bạn có thể mơ đi mơ lại cảnh tượng đó cho đến khi bạn xử lý rốt ráo vụ việc. Còn khi bạn đến cửa hàng mua bánh mì và sữa thì não bạn sẽ xử lý ngay, và mọi thứ thuận lợi", bác sĩ Winter cho hay.
Hội chứng "đầu như nổ tung"
"Đột nhiên bạn tỉnh dậy và như nghe tiếng gì đó thật to, như một vụ nổ, trong khi thực tế thì chẳng có gì xảy ra cả", bác sĩ Winter nói.
|
Đó là một dạng giật cơ khi ngủ, giống như bạn cảm thấy bị rơi hay té ngã. Bạn đã bắt đầu đi vào giấc ngủ nhưng cơ thể vẫn chưa ngủ hoàn toàn, còn các giác quan cũng còn tỉnh.
tin liên quan
Vì sao giấc ngủ lại quan trọng với người có nguy cơ bệnh tim?Ai cũng cần ngủ đủ giấc, riêng với người có nguy cơ bệnh tim thì càng phải chăm sóc tốt giấc ngủ của mình.
Bình luận (0)