Những quan niệm sai lầm về bệnh viêm gan siêu vi C

01/10/2017 14:21 GMT+7

Viêm gan siêu vi C đang âm thầm hủy hoại sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ để phòng bệnh, còn có những quan niệm sai lầm về bệnh này.

Những hiểu sai về viêm gan siêu vi C
Theo giáo sư - bác sĩ Phạm Hoàng Phiệt, Phó chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, qua tiếp xúc, thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân cho thấy có nhiều cách hiểu chưa đúng về bệnh viêm gan siêu vi C đang rất phổ biến trong cộng đồng. Nhiều người cho rằng viêm gan siêu vi lây qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, sự thật là viêm gan siêu vi B và C là bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.

tin liên quan

Không còn phải sống cảnh 'chân ngắn, chân dài' sau gần 30 năm
Lúc 7-8 tuổi bệnh nhân trèo cây bị té khiến trật khớp háng bên trái nhưng chữa không khỏi. Gần 30 năm, bệnh nhân chịu cảnh đi “cà thọt” chân trái ngắn hơn chân phải; trái gió trở trời thì chỗ khớp bị trật lại đau nhức.
Trên lý thuyết, bệnh chỉ có thể lây qua đường ăn uống, tiếp xúc (hôn môi) khi miệng của người bệnh và người lành đều có vết thương chảy máu, vi trùng gây bệnh theo dịch từ miệng, muỗng, đũa ăn chung truyền sang người lành. Nhưng nguy cơ này rất khó xảy ra.
Nhiều người nghĩ đây là bệnh di truyền. Tuy nhiên, không phải vậy. “Bệnh lây từ mẹ sang con qua đường máu nếu người mẹ nhiễm bệnh trong thai kỳ. Vì vậy, để phòng tránh việc lây nhiễm này, người mẹ nên khám tầm soát phát hiện bệnh trước khi mang thai để được điều trị và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con”, bác sĩ Phiệt nói.
Bên cạnh đó, viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C là hai căn bệnh khác nhau, gặp phải ở gan, chứ không phải viêm gan siêu vi C là tiến triển sau, biến chứng của viêm gan siêu vi B như một số người vẫn nghĩ. Một người bệnh có thể cùng mắc cả viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C. Hai bệnh cũng có phác đồ điều trị khác nhau.
Hiên tại, bệnh viêm gan siêu vi C chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng viêm gan siêu vi B đã có vắc xin phòng bệnh.
Bác sĩ Phiệt đánh giá, đáng lo ngại hơn, chính nhận thức không đầy đủ của người dân về bệnh và tâm lý chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe đã khiến số lượng người mắc bệnh viêm gan siêu vi C gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội và nền y tế Việt Nam.
Theo các chuyên gia y tế, việc uống rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, không vận động thể dục, chế độ ăn nhiều chất béo và chất bột đường… khiến càng có nhiều người dễ mắc các chứng bệnh về gan và khiến bệnh nhanh chóng diễn tiến sang xơ gan, mở đường cho ung thư gan.
Phác đồ điều trị mới cho người bệnh
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam trung bình có khoảng 1 triệu người chết vì viêm gan mỗi năm. Trong đó, viêm gan siêu vi C là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên viêm gan mạn tính với 75% trên tổng số 4,5 triệu bệnh nhân mắc bệnh. Số lượng bệnh nhân chuyển biến thành xơ gan và ung thư dẫn đến tử vong có thể lên đến 40% trong số đó, tùy khu vực và đối tượng nhiễm bệnh. Việt Nam là một trong những quốc gia có số ca mắc viêm gan siêu vi B và C ở mức cao, đứng thứ 9 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

tin liên quan

Báo động bệnh viêm gan trên toàn cầu
Số người đang chết dần vì mắc bệnh viêm gan hiện cao hơn HIV/AIDS và lao phổi, buộc Tổ chức Y tế thế giới lên tiếng kêu gọi con người hãy sớm hành động trước khi quá muộn.
Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y khoa Medic, cho biết số lượng người bệnh theo thống kê có thể thấp hơn số người bệnh thực tế vì người dân không có thói quen đi tầm soát, không đi thử máu nên thường bỏ qua những biểu hiện về bệnh, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Có đến 60% người nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C không có triệu chứng rõ ràng, do đó, họ có thể không hay biết về những tổn thương lâu dài cho đến khi đã quá muộn.
Ngoài ra, trước năm 2015, việc điều trị viêm gan siêu vi C gặp nhiều khó khăn vì ít sự lựa chọn về phác đồ điều trị và thời gian điều trị kéo dài.
“Bệnh nhân điều trị bằng thuốc tiêm trong 48-72 tháng, chi phí cao, khiến cho số bệnh nhân tiếp cận thuốc ở mức rất thấp. Mặt khác, trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, trầm cảm, rối loạn chức năng tuyến giáp,… Trong khi đó, tỷ lệ chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan siêu vi C chỉ 50-70%. Thế nên, điều này khiến nhiều bệnh nhân nản lòng, cho rằng đây là bệnh nan y không thể chữa khỏi và bỏ điều trị giữa chừng”, bác sĩ Thủy nhận định.

tin liên quan

'Mổ' ung thư gan một ngày xuất viện
Thí điểm điều trị u gan không qua phẫu thuật thành công trên 31 bệnh nhân, Bệnh viện Ung bướu vừa được Sở Y tế TP.HCM công nhận kỹ thuật điều trị u gan bằng vi sóng (Microwave Ablation - MWA) không qua mổ hở.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thủy, hiện nay, bệnh đã có các phác đồ điều trị hiệu quả và dễ dàng tiếp cận được cả đối với các bệnh nhân nghèo.
“Bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc uống, trong thời gian 12 tuần, chi phí rẻ hơn; ít tác dụng phụ hơn. Tỷ lệ được chữa trị khỏi hoàn toàn hơn 90%”, bác sĩ Thủy cho biết. Vì thế, quan điểm viêm gan siêu vi C là bệnh nan y không thể chữa khỏi đã thành… sai lầm.
Bác sĩ Thủy ý kiến: “Để hạn chế tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C tại Việt Nam, bên cạnh các thành phố lớn thì chúng ta phải mang đội y tế đến những khu vực khó khăn, tuyên truyền, giáo dục cho bà con về căn bệnh để kịp điều trị trước khi biến chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cần có những chiến dịch tuyên truyền, cập nhật kiến thức về bệnh trong cộng đồng để người dân chủ động giữ sức khỏe, phòng bệnh”.

tin liên quan

Tránh sai lầm gây hại cho gan
Không chỉ lạm dụng rượu hay nhiễm độc hóa chất, ngay cả việc giải độc gan không đúng cách cũng khiến sức khỏe của gan bị đe dọa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.