Estrogen thực hiện một loạt các chức năng trong cơ thể phụ nữ, bao gồm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cùng sự tăng trưởng và phát triển của bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị suy giảm nồng độ estrogen, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Phytoestrogen, còn được gọi là estrogen trong chế độ ăn uống, là các hợp chất thực vật tự nhiên có thể hoạt động theo cách tương tự như estrogen do cơ thể con người tạo ra. Sau đây là 11 nguồn estrogen trong chế độ ăn uống đáng kể, theo trang tin Health Line.
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều lignan, hợp chất hóa học có chức năng như phytoestrogen. Ăn hạt lanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu isoflavone, một loại phytoestrogen. Isoflavone trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến mức estrogen trong máu của bạn, mặc dù cần tiến hành thêm nghiên cứu về vấn đề này.
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô là một nguồn phytoestrogen đáng kể. Quả mơ, chà là và mận sấy khô là một số loại trái cây sấy khô có hàm lượng phytoestrogen cao nhất.
Hạt mè
Hạt mè là một nguồn phytoestrogen đáng kể khác. Việc thường xuyên ăn hạt mè đã được chứng minh là có khả năng tăng hoạt động estrogen ở phụ nữ mãn kinh.
Tỏi
Cùng với hương vị đặc biệt và lợi ích sức khỏe của nó, tỏi rất giàu phytoestrogen và có thể giúp giảm tình trạng mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.
Đào
Quả đào có vị ngọt, thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng rất giàu lignan, một loại phytoestrogen.
Một số loại quả mọng
Một số loại quả mọng rất giàu phytoestrogen, đặc biệt là dâu tây, nam việt quất và mâm xôi.
Cám mì
Cám mì rất giàu phytoestrogen và chất xơ, có thể làm giảm nồng độ estrogen. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn.
Đậu hũ
Đậu hũ được làm từ sữa đậu nành cô đặc thành các khối màu trắng. Nó là một nguồn isoflavone, một loại phytoestrogen, khá phong phú.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải rất giàu phytoestrogen, bao gồm lignan và coumestrol.
Tempeh
Tempeh là một loại thực phẩm thay thế thịt chay phổ biến làm bằng đậu nành lên men. Giống như các sản phẩm đậu nành khác, tempeh rất giàu isoflavone.
Bình luận (0)