Theo Daily Mail ngày 22.2, nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trường Y Keck trực thuộc Đại học Nam California (ở Los Angeles, Mỹ).
Nghiên cứu đã được thực hiện trong các mẫu nước mắt của 55 người bị bệnh Parkinson và so sánh với các mẫu nước mắt của 27 người không bị bệnh này. Nghiên cứu thấy được có sự khác nhau của protein trong nước mắt.
tin liên quan
Ai mắc chứng tiểu đêm thì nên thử ngay những cách nàyTheo các nhà nghiên cứu, chính tuyến lệ đã tạo nên sự khác nhau này mà chính là “dấu ấn sinh học” của bệnh Parkinson.
GS thần kinh Mark Lew của Trường Y Keck trực thuộc Đại học Nam California (Mỹ) nói với Daily Mail nước mắt chứa nhiều protein khác nhau được sản xuất ra bởi các tế bào kích thích bài tiết của tuyến lệ mà được kích thích bởi các dây thần kinh.
Bởi vì căn bệnh Parkinson này có thể ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh bên ngoài não nên các nhà nghiên cứu cho rằng bất cứ thay đổi nào trong chức năng thần kinh có thể được thấy trong các protein trong nước mắt.
GS Lew nói: “Chúng tôi tin rằng nghiên cứu này là đầu tiên để cho thấy nước mắt có thể một dấu ấn sinh học đáng tin cậy và không xâm lấn để chẩn đoán cho bệnh Parkinson”.
Tỉ lệ bị căn bệnh này là 1/500 người trên thế giới. Ở Anh, 127.000 người bị bệnh này và 600.000 người Mỹ cũng bị bệnh này.
Căn bệnh có thể làm run cả tay và chân, chậm vận động và rối loạn giữ thăng bằng. Căn bệnh này tiến triển rất chậm trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện.
“Dấu ấn sinh học” này có thể rất hữu ích trong chẩn đoán và thậm chí trong điều trị bệnh sớm, GS Lew nói.
tin liên quan
Rối loạn giấc ngủ, coi chừng ParkinsonTheo Daily Mail, các nhà nghiên cứu nói cần làm thêm nhiều nghiên cứu để điều tra thêm những thay đổi trong các protein này.
Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại buổi họp hằng năm của Viện Thần kinh học Mỹ.
Bình luận (0)