Câu hỏi bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp
Câu hỏi bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao một số người dường như miễn nhiễm với Covid-19, mặc dù họ sống chung với người nhiễm bệnh?
Có thể có nhiều lời giải thích khác nhau cho bí ẩn này, nhưng một số chuyên gia đang bắt đầu nghiêng về thực tế rằng cơ thể những người này đã phát triển một số kháng thể nhất định.
Mặc dù từ “virus Corona” mới được sử dụng rộng rãi gần đây, nhưng thực sự vius Corona đã tồn tại từ rất lâu.
Cảm lạnh thông thường có thể do virus Corona - không phải Covid-19, mà là do virus Corona cùng họ gây ra.
Mọi người thường xuyên bị nhiễm các loại virus Corona khác nhau, thường là 4 loại đã có từ trước khi Covid-19 ra đời.
Và chính những virus Corona này, có thể là nguyên nhân đằng sau việc một số người không hề hấn gì với Covid-19, theo Mirror.
Và có một giả thuyết cho rằng các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch trong quá trình nhiễm các virus Corona cảm lạnh thông thường, có thể bảo vệ chống lại Covid-19.
Điều này có thể giải thích tại sao một số người dường như miễn nhiễm với Covid-19 như các nhà khoa học tại University College London và Viện Francis Crick (Anh), khẳng định.
|
Theo các nhà nghiên cứu này, Covid-19 có thể được ngăn chặn bằng các kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra - trong khi chống lại cảm lạnh thông thường do những loại virus Corona khác gây ra.
Chúng tồn tại trong máu một thời gian và trong trường hợp tái nhiễm với một loại virus Corona mới, chúng có thể đối phó với virus, theo Mirror.
Phát hiện một số người có kháng thể kháng Covid-19 trong máu
Các nhà nghiên cứu đã có một khám phá quan trọng khi họ phát hiện ra rằng một số người, đặc biệt là trẻ em, có kháng thể kháng Covid-19 trong máu của chúng, mặc dù chúng chưa bao giờ bị nhiễm Covid-19.
Các kháng thể này dường như là kết quả của việc tiếp xúc càng nhiều với các virus Corona gây ra cảm lạnh thông thường - nhưng có cấu trúc tương tự Covid-19, theo Mirror.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Kevin Ng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có nhiều kháng thể trong máu hơn người lớn. Chủ yếu là nhóm tuổi từ 6 đến 16 tuổi.
"Nguyên nhân là vì trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các virus Corona khác. Đó cũng là câu trả lời cho việc tại sao trẻ em ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn”, tiến sĩ Kevin Ng nói.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào các kháng thể bao quanh các phần của protein - mà các loại virus Corona đều có, và qua phần đó chúng xâm nhập vào tế bào.
Các protein trông hơi khác nhau đối với mỗi loại virus Corona, nhưng đều có một điểm giống nhau - gọi là tiểu đơn vị S2.
Các kháng thể, được hình thành bởi các tế bào lympho B, cũng nhắm vào bộ phận này. Chúng không phân biệt được loại virus Corona, nhưng sẽ tấn công ngay khi nhận ra phần này của virus.
Tiến sĩ Kevin Ng, giải thích: "Phát hiện này có thể giúp ích trong việc sản xuất vắc xin chống lại một số loại virus Corona, cũng như SARS-CoV-2 và bất kỳ chủng đại dịch nào khác", theo Mirror.
Bình luận (0)