Tiết lộ bất ngờ của lương y cách ‘đánh bật’ bệnh chàm bằng bài thuốc cổ

13/12/2019 08:00 GMT+7

Trong khi nhiều người mắc bệnh chàm phải cảnh “tiền mất mà tật mang” khi điều trị nhiều loại thuốc khác, thì tại Bảo Thanh Đường, tất cả những người mắc căn bệnh này đều khỏi bệnh chỉ sau thời gian dùng bài thuốc gia truyền.

“Nắm thóp” nguyên nhân sinh bệnh chàm

Chàm là căn bệnh da thường xảy ra ở trẻ em, song thực tế người lớn cũng bị. Chàm được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Da sẽ ngứa ngáy kinh khủng và loét ra. Theo thống kê ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da. “Nguyên nhân gây bệnh chàm hiện có thể tùy thuộc vào tác dụng hỗ tương của nhiều yếu tố thể tạng, miễn dịch, tâm lý và thời tiết. Bản chất di truyền giữ vai trò quan trọng trong chàm thể tạng. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản”, lương y Nguyễn Thị Hòa cho biết.
Thực tế đã có nhiều trường hợp bệnh nhân khi mắc bệnh chàm đã khiến cuộc sống gặp không ít khó khăn. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ của người mắc bệnh. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Theo lương y Hòa, bệnh chàm tùy theo mức độ mà có thể phân thành cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng và phức tạp, nhưng nhìn chung bệnh chàm do 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên:
- Thứ nhất, có thể do cơ địa người bệnh, di truyền:
Tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao; do rối loạn các hoạt động của cơ thể: các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến; Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,…
- Thứ hai, nguyên nhân dị nguyên:
Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; Do tiếp xúc với đồ dung hằng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu; do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…
- Thứ 3, do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học:
Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng,…
Cũng theo nữ lương y, việc chữa trị bệnh chàm nếu không đúng cách có thể khiến bệnh tái đi tái lại. Do đó, đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì và tuân theo chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Ngoài cách chọn điều trị bằng các thuốc tây y, để chữa căn bệnh gây ngứa ngáy khó chịu này, người bệnh có thể vận dụng theo phương pháp đông y. Thực tế, việc điều trị bệnh này hiện đang gặp nhiều khó khăn, không ít bệnh nhân đến nay đành ngậm ngùi chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời.
Trong điều trị bệnh chàm người bệnh thường sử dụng nhiều loại thuốc mỡ bôi chứa thành phần corticoid, dạng mỡ làm bong da, bạt sừng, khử ô xy kèm theo thuốc uống nhưng công dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Không ít trường hợp bệnh nhân phải hứng chịu một số tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh chàm được biết đến là một loại tổn thương mạn tính ngoài da, có tính dai dẳng với đặc điểm là có mụn nước, rất ngứa và thường vùng da bệnh bị sừng hóa dày lên. Việc dùng thuốc y học dân tộc bao gồm các thuốc uống tiêu độc, nâng thể trạng và thuốc ngâm rửa, bôi ngoài chống nhiễm trùng, làm lành vết thương cho hiệu quả khá tốt. Thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ nhưng thường trong khoảng 1-3 tháng.
(Còn tiếp) Khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền
Hệ thống khám bệnh và tư vấn miễn phí của Bảo Thanh Đường:
- Hà Nội: 90 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. ĐT: 024.39423585.
- TP.HCM: 210 Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1. ĐT: 028.39252818 - 0767732126 (zalo).
- Nha Trang: 1046 Lê Hồng Phong. ĐT: 0258.3881005.
- Đà Nẵng: 60A Lê Hồng Phong, quận Hải Châu. ĐT: 0236.3562037.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.