TP.HCM kiến nghị đấu thầu thuốc tập trung trở lại

19/06/2018 15:18 GMT+7

Sau 2 mùa đấu thầu thuốc tập trung (2014-2015, 2015-2016) cấp địa phương, TP.HCM đã hủy bỏ và trả về cho các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ, nay TP.HCM lại kiến nghị quay lại đấu thầu tập trung nhằm thống nhất giá thuốc.

Ngày 19.6, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, cho biết tính đến ngày 15.6, toàn TP.HCM có hơn 6,76 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 81,2% dân số, thấp hơn trung bình chung cả nước (86,5%). Tuy nhiên, theo ông Mến, đối tượng tham gia BHYT ở TP vững chắc, đa số là diện bắt buộc và hộ gia đình. Đến cuối năm 2018 TP sẽ có thêm khoảng 520.000 người tham gia BHYT.
Về giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, trong 6 tháng đầu năm 2018, BHXH TP ký hợp đồng với 173 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT; giám định và chi trả cho khoảng 7,3 triệu lượt khám, chữa bệnh, với số tiền hơn 6.200 tỉ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2017 (6.300 tỉ đồng).
Theo ông Mến, BHXH TP đã tham mưu cho UBND TP để giao chi tiết, cụ thể, quỹ khám, chữa bệnh cho từng cơ sở khám, chữa bệnh. Mục đích là để tạo cho cơ sở khám, chữa bệnh quyền tự chủ trong nguồn kinh phí; công khai mình bạch trong quản lý tài chính khám, chữa bệnh BHYT.
Ông Mến cho rằng, hiện mức chi BHYT còn cao, cố gắng tới đây làm tốt hơn để chi thấp hơn. Chắc chắn thực hiện các biện pháp kiểm soát như thế này thì năm 2018 quỹ BHTY sẽ có kết dư.
Trả lời PV Thanh Niên về việc sắp tới BHYT sẽ chi thấp hơn cho cho phí khám, chữa bệnh như vậy có phải siết chi không, ông Mến cho rằng BHXH TP đã đi trực tiếp xuống các cơ sở khám, chữa bệnh, phối hợp với Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện đúng, đầy đủ quyền lợi cho người bênh có thẻ BHYT, chi đúng BHXH sẽ chi hết, không được siết chi.
Theo ông Mến, còn giảm là giảm về chi phí dịch vụ kỹ thuật. Nếu như trước đây chưa có hệ thống công nghệ thông tin kiểm soát thì không biết được một ngày người nào đó đi khám chữa bệnh bao nhiêu nơi, nay kiểm soát được. Bên cạnh đó là giảm chi phí về thuốc theo chỉ đạo của Chính phủ, không chi quá mức cần thiết. Năm 2017 giảm tiền thuốc từ 10-13%, đến nay tiền thuốc vẫn giảm mức đó. Đối với bác sĩ kê toa, BHXH không dám đánh giá là lạm dụng thuốc nhưng với một số bệnh thì cần sử dụng thuốc phù hợp. Ví dụ thay vì dùng kháng sinh đắt tiền nước ngoài thì dùng kháng sinh trong nước rẻ hơn, nhưng có hiệu quả.
Mặc khác, BHXH TP cũng đã đề nghị Sở Y tế báo cáo với thường trực UBND TP xem xét đấu thầu thuốc tập trung ở Sở Y tế, tránh việc cùng một loại thuốc mà giá chênh lệch cao.
Như vậy, sau 2 mùa đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương, TP.HCM đã hủy và trả về cho các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ, nay TP.HCM lại kiến nghị nghị quy lại đấu thầu tập trung nhằm thống nhất giá thuốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.