Trà xanh giúp bảo vệ tim, ngăn ngừa đột quỵ

13/08/2018 00:11 GMT+7

Theo một nghiên cứu mới, một phân tử được tìm thấy trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, một nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau tim và đột quỵ.

Trang Medical News Today dẫn nghiên cứu trên cho thấy một loại hợp chất trong trà xanh có thể có một số lợi ích sức khỏe.

Bắt đầu từ mỡ bám trên thành mạch máu, chúng từ từ tăng kích thước để trở thành mảng cứng làm cho các động mạch hẹp hơn, làm giảm lưu lượng máu. Khi các mạch bị tắc nghẽn, một số vùng nhất định của cơ thể nhận được ít máu vốn cung cấp ô xy giúp các phần trên cơ thể khỏe mạnh. Khi xơ vữa động mạch phát triển chậm, có rất ít triệu chứng.
Nhưng, vấn đề có thể bắt đầu xuất hiện tùy thuộc vào vị trí của các động mạch bị ảnh hưởng, xơ vữa động mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim và đột quỵ, được đặc trưng bởi sự giảm lưu lượng máu ở một phần của não.
Một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm thừa cân, tiểu đường và huyết áp cao hoặc mức cholesterol.
Danh sách các lợi ích sức khỏe của trà xanh gần như là bất tận. Từ sức mạnh chống ung thư đến giúp giảm cân, trà xanh đã được coi là tinh hoa của cuộc sống. Một loại hóa chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có trong trà xanh, đen và trắng, nhưng nó có nhiều nhất trong lá trà xanh khô, theo Medical News Today. 
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hợp chất này liên kết với apolipoprotein A-1 (apoA-1), một loại protein hoạt động tương tự như các mảng amyloid tìm thấy trong não của những người bị bệnh Alzheimer.
Do đó, các nghiên cứu đã khám phá khả năng sử dụng EGCG chống lại bệnh Alzheimer
Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Lancaster và Đại học Leeds (Anh) phát hiện EGCG cũng có thể giúp chống xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, apoA-1 dính vào mảng, làm cho chúng lớn hơn và hạn chế lưu lượng máu hơn nữa. Và EGCG được tìm thấy phá vỡ apoA-1. Sự kết hợp của các phân tử chuyển đổi apoA-1 thành các phân tử nhỏ hơn và hòa tan hơn, ít có khả năng hạn chế lưu lượng máu.
Kết quả này đã được công bố gần đây trên Tạp chí Hóa học Sinh học.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.