Triệu chứng lạ lùng của sốc nhiệt mùa nắng nóng bạn cần biết

04/07/2020 04:06 GMT+7

Sốc nhiệt là tình trạng gây ra do cơ thể quá nóng, thường là do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao.

Sốc nhiệt có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho cơ thể, vì vậy bắt buộc phải tránh phơi nắng kéo dài. Phơi nắng kéo dài làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt, theo Mayo Clinic.
Ngưỡng phát triển sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể tăng đến 40 độ C trở lên.
Và một dấu hiệu cảnh báo sốc nhiệt chỉ xuất hiện sau khi đã vào chỗ mát được 30 phút. Đó là bỗng dưng cảm thấy lả người, theo Express.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, trước khi xảy ra sốc nhiệt, sẽ có hiện tượng kiệt sức vì nóng.

Dấu hiệu kiệt sức vì nóng

Đau đầu
Chóng mặt
Không muốn ăn và cảm thấy như bị bệnh
Đổ mồ hôi rất nhiều và da tái
Tay chân bị chuột rút và co thắt dạ dày
Thở nhanh hoặc mạch nhanh
Nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên
Rất khát nước
Nếu ai đó có dấu hiệu kiệt sức vì nóng, họ cần được hạ nhiệt ngay lập tức, nhằm tránh chuyển sang giai đoạn sốc nhiệt nguy hiểm, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyên, theo Express.

Khi nào thì bệnh nhân sốc nhiệt cần được cấp cứu?

Cách để nhận biết một người bị sốc nhiệt là cảm thấy lả người sau khi đã vào chỗ mát được 30 phút và khi uống nhiều nước, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, theo Express.
Các dấu hiệu khác, bao gồm:
Không đổ mồ hôi dù rất nóng
Nhiệt độ cơ thể từ 40 độ C trở lên
Thở nhanh hoặc khó thở
Không tỉnh táo
Động kinh, co giật
Mất ý thức
Không phản xạ

Các triệu chứng cũng có thể gây biến chứng lâu dài

Ngoài những tác động lên hệ thần kinh, sốc nhiệt còn có thể gây tổn thương gan, thận, cơ và tim.

Cách xử lý tại chỗ để làm mát cơn sốc nhiệt, trước khi đi cấp cứu

Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ) khuyến cáo như sau:
Đưa bệnh nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà.
Cởi bớt quần áo.
Làm mát người bằng mọi cách, như ngâm nước hoặc dùng vòi nước, quạt, hoặc chườm lạnh, theo Express.

Làm sao để ngăn ngừa?

Nguy cơ sốc nhiệt cao thường xảy ra trong thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến nghị thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Uống nhiều đồ uống lạnh, đặc biệt là khi tập thể dục
Tắm mát
Mặc quần áo màu sáng, rộng rãi
Rảy nước lên da hoặc quần áo
Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều
Tránh uống rượu quá nhiều
Tránh tập thể dục quá sức
Điều này cũng sẽ ngăn ngừa mất nước và giúp cơ thể giữ mát.
Khả năng đối phó với nhiệt độ cực cao của một người phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thần kinh trung ương.
Mayo Clinic giải thích: Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh trung ương chưa phát triển hoàn chỉnh và ở người trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu yếu đi, khiến cơ thể không thể đối phó với nhiệt độ cực cao, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.