Uống nước trong bữa ăn, lợi hay hại?

20/01/2017 19:09 GMT+7

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày là cần thiết cho quá trình hydrat hóa thích hợp của cơ thể. Trong trường hợp khí hậu nóng hoặc tập thể dục, cơ thể chúng ta cần nhiều nước hơn.

Nhưng vấn đề được đặt ra là uống nước khi nào tốt cho sức khỏe hoặc uống nước trong khi ăn có tốt không?
Theo các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, nước đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên cho bức tường ruột, giúp đẩy chất bã ra khỏi cơ thể. Thêm nhiều nước hơn một chút vào chế độ ăn uống không phải là một điều xấu. Uống nước trong bữa ăn sẽ giúp bạn nuốt, hỗ trợ đường tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy nhanh no hơn, vì vậy giúp ích cho kế hoạch giảm cân.
Tuy vậy, 3 tác hại có thể xảy ra do uống nước trong bữa ăn, theo boldsky.
Táo bón
Ngoài ra, bạn có thể vật lộn với chứng táo bón khi có thói quen vừa ăn vừa uống nước. Nước trong cơ thể không sử dụng hiệu quả cũng có thể gây ra mệt mỏi.

Loãng a xít hydrochloric

 

Theo nghiên cứu, dạ dày chứa a xít hydrochloric cần thiết để phá vỡ các thực phẩm mà chúng ta ăn. Khi bạn nuốt nước cùng với thức ăn, bạn đã pha loãng a xít hydrochloric. Điều này dễ dẫn đến thực phẩm khó bị phá vỡ hoàn toàn. 

Đầy hơi và khó tiêu
Uống nước trong bữa ăn cũng có thể dẫn đến kém hấp thu, đầy hơi và khó tiêu. Theo các chuyên gia, chúng ta nên uống đủ lượng nước nửa giờ trước bữa ăn và một giờ sau bữa ăn. Thực hiện thói quen này cho phép a xít tiêu hóa thức ăn đúng cách và ngăn chặn sự hình thành của khí, đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể uống vài ngụm nước trong khi ăn, tốt nhất là nước ấm sẽ cho phép bạn nuốt thức ăn tốt hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.