Các bé nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài và điều trị khá phức tạp, phải dùng kháng sinh mạnh từ 10 - 14 ngày. Còn tại địa bàn TP.HCM, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cũng cho biết từ đầu năm 2017 đến nay có 3 trường hợp mắc bệnh thương hàn.
Về nguyên nhân nhiễm vi trùng này, bác sĩ Khanh cho rằng thường do ăn, uống thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc thức ăn bị nhiễm vi trùng bởi người chế biến bị nhiễm bệnh thương hàn mà không có biểu hiện bên ngoài. Về triệu chứng, người bệnh thường sốt cao dần, sốt kéo dài, tiêu chảy hay táo bón, đau bụng, biếng ăn, có khi vài tuần kiểm tra mới biết thương hàn.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo phòng ngừa bệnh thương hàn bằng cách ăn uống vệ sinh, tiêm vắc xin phòng ngừa (trẻ từ 3 tuổi trở lên). Tuy nhiên, vắc xin chỉ bảo vệ được khoảng 90% và có liệu lực trong vòng 3 năm, sau đó phải tiêm lại.
tin liên quan
Niêm phong 15.565 lít rượu không rõ nguồn gốcBáo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết sau gần 2 tuần kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn toàn TP, đến chiều 12.3, cơ quan chức năng đã niêm phong tổng cộng 15.565 lít rượu, 172 chai rượu các loại cùng 4,9 kg men rượu không rõ nguồn gốc, chất lượng.
tin liên quan
Những thực phẩm nên tránh nếu bị huyết áp caoChế độ ăn kiêng cho bệnh nhân huyết áp cao là rất quan trọng. Thông thường việc không ăn đủ rau và trái cây có thể dẫn đến lượng muối ăn vào cao và lượng kali thấp có thể góp phần làm tăng huyết áp.
Bình luận (0)