Tọa đàm khoa học quốc tế Văn hóa Đông Sơn và nguồn gốc dân tộc Việt diễn ra trong hai ngày 8 - 9.8 do Viện Khảo cổ học và tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Hà Nội và Thanh Hóa.
|
14 báo cáo của các nhà khoa học VN, Lào, Campuchia, Nhật Bản đã tiếp cận nền văn hóa này trên nhiều góc độ: nguồn gốc, sự đa dạng và thống nhất, đặc điểm nhân chủng học của cư dân Đông Sơn, kỹ thuật luyện kim, phát hiện văn hóa Đông Sơn với các vùng lân cận và ở nước ngoài, các tộc người với văn hóa Đông Sơn và môi trường.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, ở thời kỳ đầu, việc xác lập văn hóa Đông Sơn với trống đồng Đông Sơn là một trong những thành tựu quan trọng nhất của khảo cổ học tiền sử Đông Dương hồi những năm 1930. Sau giai đoạn mang đậm dấu ấn của học giả nước ngoài đầu tiên đó, chính các nhà khoa học trong nước đã làm rõ hơn những nội dung cụ thể của nền văn hóa này. Điều đó được ghi dấu bằng các cuộc khai quật đem lại những bảo vật quốc gia như thạp đồng Đào Thịnh, mộ thuyền Việt Khê, trống đồng Cổ Loa... và nhiều phát hiện khảo cổ học giá trị khác. Chúng hé lộ những hiểu biết về nước u Lạc, cũng như tương quan của nước ta với Đông Nam Á và Nam Trung Quốc trong thời đại kim khí. Qua đó có thể thấy sức sống của văn hóa này chống lại quá trình Hán hóa thời Bắc thuộc.
Trinh Nguyễn
>> Tặng 32 cổ vật văn hóa Đông Sơn
>> Lần đầu phát hiện mặt trống đồng Đông Sơn ở Hà Tĩnh
>> Tặng trống đồng Đông Sơn cho Bảo tàng Hội An
>> Bức họa cát trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam
Bình luận (0)