Trí nhớ sa sút tuổi 30
Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn mà con người tiếp thu nhanh, nhớ lâu, phản ứng với các vấn đề của cuộc sống nhạy bén. Thế nhưng, rất nhiều người sau tuổi 30 trí nhớ đã bắt đầu “xuống dốc”, đây chính là dấu hiệu cho thấy bộ não đang “lão hóa” và cần có một chế độ chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy giảm trí nhớ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Với tốc độ gia tăng suy giảm trí nhớ như hiện nay, số người bệnh sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm nữa và đến năm 2050 có thể lên tới 1 tỷ người.
Biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ được phân thành 2 nhóm chính: Chứng loạn trí nhớ về không gian (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc...) và chứng quên toàn bộ thoáng qua (quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học...).
PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội thần kinh học TPHCM cho biết, suy giảm trí nhớ thường “tấn công” nhóm người trung tuổi, nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, stress; sử dụng nhiều chất kích thích như: uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá... Đáng lo ngại, suy giảm trí nhớ có xu hướng trẻ hóa và đang gia tăng ở nhóm văn phòng, học sinh - sinh viên, biểu hiện bằng sự mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi khi đối mặt với bài vở, áp lực thi cử...
Người trẻ bị suy giảm trí nhớ, lâu dần dễ đẫn đến sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson… Nhiều bằng chứng đã chỉ ra, các gốc tự do là tác nhân quan trọng trong quá trình sinh bệnh Alzheimer.
Theo PGS.TS Thi Hùng, não bộ của con người hình thành từ khi còn là phôi thai cho đến khoảng 25 tuổi thì hoàn thiện. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không có sự sinh sản thêm. Qúa trình thoái hóa thần kinh này ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ. Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: một trong những nguyên nhân quan trọng gây tổn thương tế bào thần kinh, thoái hóa não chính là các Gốc tự do (Free radical).
Mỗi ngày, một tế bào thần kinh phải hứng chịu sự tấn công của khoảng 10.000 gốc tự do. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
|
Làm sao tăng “sức bền” cho trí nhớ?
Việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý…
Về dự phòng bệnh, PGS.TS Thi Hùng cho biết, để cải thiện trí nhớ, não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người cao tuổi; luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ hoặc đăng ký học ngoại ngữ; tham gia các hoạt động cộng đồng; biến công việc thành sở thích và cần có nghỉ ngơi phù hợp tránh để đầu óc căng thẳng.
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp; chú ý rèn luyện thể chất; ngủ đủ giấc và tránh các thói quen có hại như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức.v.v...
Đặc biệt, để tăng “sức bền” cho trí nhớ, cần đẩy lùi các gốc tự do. Sử dụng tinh chất Blueberry có nguồn gốc thiên nhiên (xuất xứ Bắc Mỹ) đang trở thành xu hướng hiện nay. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não. Nhờ những hiệu quả mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ, Blueberry đã được giới khoa học mệnh danh là Brainberry. Nhất là khi Blueberry được kết hợp với tinh chất Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não. Qua đó vừa tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào não để duy trì một trí nhớ bền bỉ, minh mẫn.
|
Kết hợp thay đổi lối sống, luyện tập trí não thường xuyên và sử dụng tinh chất thiên nhiên từ Blueberry giúp cải thiện trí nhớ, mang lại chất lượng cuộc sống.
Xem clip tinh chất Blueberry giúp chống gốc tự do và cải thiện trí nhớ:
Minh Hà
Bình luận (0)