Cuốn sách không chỉ dừng lại ở một tác phẩm chính trị mà còn là một tác phẩm triết học, lịch sử và thi ca. Tuy nhiên khi ra đời, Thằng cười đã không được độc giả hào hứng đón nhận. Bản thân tác giả cũng thừa nhận thất bại này, mà một phần nguyên nhân được Victor Hugo quy cho tham vọng quá lớn của mình: “Tôi đã muốn đưa tác phẩm của mình trở thành một thiên sử thi. Tôi đã muốn buộc độc giả phải suy nghĩ về từng câu từng dòng tôi viết ra. Vì thế mà họ nổi giận với tôi”.
Phải chờ đến thế kỷ 20, giá trị tác phẩm của đại thi hào mới được nhìn nhận lại, Thằng cười khi ấy mới trở về đúng ngôi vị đáng kính của mình. Nếu Nhà thờ Đức Bà Paris, Những người khốn khổ đưa độc giả đến với nước Pháp, với Paris tráng lệ, thì Thằng cười (vừa được Nhã Nam - NXB Văn học tái bản, dịch giả: Hoàng Lâm - Lệ Chi) mang đến cái nhìn rõ nét hơn về xã hội Anh, về giai cấp quý tộc Anh.
Bình luận (0)