Đó là tác động khách quan từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn đầu tư kênh nào của nhà đầu tư trong nước.
|
TS Võ Trí Thành lưu ý thêm kinh tế thế giới đang có nhiều biển đổi, thương mại toàn cầu đang mất đà và tăng trưởng kinh tế yếu hơn vào năm 2019. Theo đó, cho dù bức tranh kinh tế VN có điểm sáng thì cũng chịu chi phối không nhỏ từ nền kinh tế thế giới. Giả sử kinh tế thế giới không chững lại như dự báo mà giảm đi, mọi kênh đầu tư đều bị ảnh hưởng.
“Nhà đầu tư cần phải nhạy với những tác động từ bên ngoài, giá dầu thế nào, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tiếp tục leo thang không, xu hướng chuyển dịch đầu tư đến đâu... Năm 2019 là năm mọi nhất cử nhất động của đầu tư trong nước phải nghe ngóng sâu sát từ tác động ở thế giới”, ông nói.
tin liên quan
Kênh đầu tư năm 2019 xoay trụcTrong một cuộc hội thảo về triển vọng kinh tế VN năm 2019 được tổ chức vào tháng 11 vừa qua, TS Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Trường Fulbright cũng cho rằng, do VN đứng đầu về độ mở của nền kinh tế, nên bất luận điều gì lớn hay nhỏ xảy ra trên thế giới đều có tác động ngay lập tức đến VN. VN đang dựa nhiều vào tín dụng và khu vực FDI, thế nên, nếu tốc độ tăng trưởng của các tập đoàn thế giới này chững lại, kinh tế VN sẽ chững lại. Lúc đó, chứng khoán hay bất động sản đều ảnh hưởng.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển lại có cái nhìn khá lạc quan hơn. Ông cho rằng, năm 2019, tình hình kinh tế thế giới có tác động đến VN nhưng vẫn theo hướng tích cực nhiều hơn. Yếu tố rõ nhất là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, dòng vốn FDI đang ngày càng nhiều xuất phát từ những tập đoàn lớn, công ty sản xuất hàng cao cấp hơn các đơn vị chỉ thuần túy sử dụng nhiều lao động như trước đây. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất như nông sản và thủy sản vẫn đang rộng mở trong hoạt động xuất khẩu. Thậm chí, dòng vốn FDI cũng tác động tích cực đến thị trường bất động sản VN. Tuy nhiên một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản trong nước đã tăng giá mạnh thời gian trước đây nên việc điều chỉnh giảm hoặc sẽ phải đứng yên trong năm tới.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh: Không có ngành nào tăng mạnh mà không xuống. Vì vậy nếu có tác động thì chỉ ngắn hạn trong một vài thời điểm cụ thể. Ví dụ chứng khoán có thể giảm trong quý 1 nhưng sau đó sẽ lên lại.
“Quan trọng nhất là sự phát triển nội tại của kinh tế VN và từng lĩnh vực. Cái gì giá tăng quá cao thì phải giảm và nếu giảm quá mạnh thì sẽ tăng lại. Nhà đầu tư cần bình tĩnh khi lựa chọn kênh đầu tư. Khi bất kỳ loại tài sản hàng hóa nào có mức giá hợp lý là mua vào, đừng mua khi giá đã tăng quá cao thì sẽ bị thua lỗ”, chuyên gia Đinh Thế Hiển chia sẻ thêm.
Bình luận (0)