(TNO) Trong văn bản của Công ty tư vấn đầu tư và phát triển cầu Long Biên gửi Chính phủ cuối năm 2014 có đoạn: "Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tàn phá của bom đạn, chiến tranh, cầu Long Biên hơn 100 tuổi đã xuống cấp trầm trọng. Nếu không được đại tu cấp bách, cầu có thể sập xuống bất cứ lúc nào".
Để đảm bảo an toàn cho cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đầu tư, "đại tu" cây cầu này. Hiện tại, công nhân đường sắt đang cấp tập thi công để “giải cứu” cây cầu Long Biên có lịch sử hơn 112 năm.
Cầu Long Biên được xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã hơn 112 năm, nhiều nhịp cầu được thay bằng dầm tạm, các trụ bị han gỉ và xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp bị võng, xệ. Hiện nay, cầu xuống cấp nghiêm trọng, uy hiếp an toàn chạy tàu và giao thông trên cầu - Ảnh: Dũng Minh
Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương thẩm định và phê duyệt dự án khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 298 tỉ đồng - Ảnh: Ngọc Thắng
Trong giai đoạn 1 của dự án, để đảm bảo an toàn cầu Long Biên phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020, cầu sẽ được gia cố, thay thế các trụ, dầm hư hỏng - Ảnh: Dũng Minh
Một chiếc xà lan lớn luôn túc trực dưới gầm cầu để phục vụ cho việc sửa chữa các cột trụ giữa sông - Ảnh: Dũng Minh
Các thanh tà vẹt cũ mọt sẽ phải loại bỏ
Và được thay thế bằng thanh mới - Ảnh: Dũng Minh
Trong quá trình tu sửa, nhiều lò nung được dựng ngay trên cầu để đảm bảo thi công
Đinh vít cũ hỏng được thay thế bằng đinh vít mới - Ảnh: Dũng Minh
Dự án vừa thi công vừa đảm bảo an toàn đường sắt, đường bộ liên tục, thông suốt - Ảnh: Dũng Minh
|
Bình luận (0)