Động thái này, với sự hỗ trợ của tất cả 28 quốc gia EU, là một phần trong nỗ lực của Đức, Pháp và Anh nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân được ký kết với Iran vào năm 2015. Nếu EU không thể đảm bảo hoạt động thương mại và đầu tư được tiếp tục, thì Iran cũng không có lý do gì để hạn chế chương trình phát triển hạt nhân.
EU cũng khuyến khích các nước thành viên tìm ra khả năng thanh toán một lần cho ngân hàng trung ương Iran để củng cố thương mại dầu mỏ của quốc gia Trung Đông, một lĩnh vực quan trọng đối với triển vọng kinh tế Iran.
Biện pháp quan trọng nhất được EU công bố hôm 18.5 là “quy chế ngăn chặn”. Nó sẽ bảo vệ các công ty châu Âu khỏi biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng cũng có thể khiến các công ty này phải chịu hình phạt của châu Âu nếu chọn cắt đứt quan hệ với Iran.
“Đây là một sự leo thang đáng kể về căng thẳng giữa Mỹ và EU”, Judith Lee, luật sư thương mại quốc tế tại Gibson Dunn, Washington D.C, nói.
tin liên quan
Nhật Bản, EU lên kế hoạch trả đũa thuế quan của Mỹ“Tôi nghĩ rằng động thái của EU chắc chắn là tín hiệu để người Iran thấy rằng EU sẽ không bỏ cuộc khi chưa chiến đấu với Mỹ”, Thomas Gratowski, chuyên gia tại công ty tư vấn Global Counsel, nói.
EU đã xuất khẩu gần 11 tỉ euro (khoảng 13 tỉ USD) giá trị hàng hóa sang Iran trong năm 2017, gấp khoảng 100 lần so với lượng xuất khẩu của Mỹ đến nước này.
“Xung đột không thể giải quyết”
Thông báo của EU đã đưa các công ty vào một vị trí khó khăn, tạo ra một “xung đột pháp luật không thể giải quyết”, theo bà Lee. Các công ty châu Âu sẽ phải lựa chọn, hoặc là ngừng kinh doanh với Iran để tuân thủ luật pháp Mỹ, nhưng phá vỡ các quy tắc của EU. Hoặc tiếp tục kinh doanh với Iran để tuân thủ các quy định của EU, nhưng phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ.
Các công ty lớn ở châu Âu hoạt động kinh doanh lớn ở Mỹ có thể sẽ cảm thấy bắt buộc phải phá vỡ quy định của EU bằng cách giảm bớt giao thương với Iran. Trong khi đó, những công ty hoạt động hạn chế hơn ở Mỹ nhiều khả năng sẽ cố gắng tiếp tục giao dịch với Iran.
“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ thấy sự đồng nhất trong phản ứng của các công ty”, bà Lee nhận định.
Giá trị thực tế “hạn chế”
Các chuyên gia hiện hoài nghi về việc liệu cuối cùng châu Âu sẽ đi đến mức nào để thực thi một quy tắc như vậy, và sẽ có bao nhiêu sự thoải mái cho Iran. Chẳng hạn, chính phủ Pháp sẽ không muốn đưa ra hình phạt đối với một công ty như Renault vì họ sở hữu một phần cổ phần trong công ty.
tin liên quan
'Thẻ vàng' không cản được cá ngừ Việt vào EUNgoài ra, “quy chế ngăn chặn” còn nói rằng các công ty chịu đựng tổn thất tài chính do lệnh trừng phạt của Mỹ sau đó có thể thu hồi thiệt hại “từ người gây ra chúng”. Tuy nhiên, ông Gratowski tin rằng đây dường như là điều không thể.
Các công ty lớn phản ứng thận trọng
Hãng dầu mỏ Total của Pháp hôm 16.5 cho biết họ không thể tiến hành một dự án trị giá 2 tỉ USD để phát triển mỏ khí khổng lồ South Pars của Iran vì lệnh cấm vận trở lại của Mỹ. Hiện công ty vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về các biện pháp của EU.
Siemens, hãng điện khí lớn nhất Đức và châu Âu, nói rằng “sẽ phân tích cẩn thận các bước liên quan đến xử phạt được cả Mỹ và EU đưa ra”.
“Chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các hạn chế kiểm soát xuất khẩu có liên quan trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai”, Siemens cho hay.
Airbus hôm 18.5 cũng cam kết sẽ “tuân thủ đầy đủ các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu”. Nhưng nhà sản xuất máy bay châu Âu cho biết họ sẽ không thể xuất khẩu máy bay thương mại sang Iran mà không có giấy phép từ Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Kho bạc Mỹ.
Bình luận (0)