Khách hàng đòi trả giấy đăng ký xe
Ngày 4.7, cán bộ tín dụng các ngân hàng liên tục nhận được tin nhắn cũng như điện thoại của khách hàng hỏi ngân hàng có trả giấy đăng ký xe theo như quy định hay không. Ông Tuấn (Q.7, TP.HCM) liên hệ với nhân viên ngân hàng để hỏi ngân hàng có trả lại giấy đăng ký xe không thì được nhân viên ngân hàng hướng dẫn "anh trả hết nợ, ngân hàng trả lại anh giấy tờ gốc của khoản vay".
Không chỉ hầu hết các ngân hàng mà nhiều công ty tài chính hiện nay đều triển khai cho vay mua xe trả góp và đều muốn giữ giấy đăng ký ô tô, xe máy khi cho vay, trong khi công an thì đòi giấy đăng ký xe bản chính khi xe lưu thông trên đường. Không phải các ngân hàng không biết quy định giao giấy đăng ký xe cho bên thế chấp nhưng để triển khai cho vay mua xe trả góp, các ngân hàng đã “lách” bằng cách người vay ký vào giấy giao cho ngân hàng giữ hộ giấy đăng ký xe.
tin liên quan
Chủ ô tô lo sợ bị CSGT phạt vì ngân hàng giữ giấy đăng ký xe trả gópTheo Nghị định 11/2012/NĐ-CP, khi khách hàng thực hiện thế chấp ô tô, xe gắn máy cho ngân hàng để vay tiền mua xe trả góp thì khách hàng vẫn là người giữ giấy tờ đăng ký xe.
Trước tình hình thực tế hiện nay, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh từ các ngân hàng về vấn đề này và đang xin ý kiến chỉ đạo từ phía Ngân hàng Nhà nước”.
Giấy đăng ký xe “2 trong 1”
Sở dĩ xảy ra tình trạng ngân hàng giữ giấy đăng ký khi cho vay, theo ông Trương Thanh Đức là do giấy đăng ký xe không những có ý nghĩa dùng để lưu hành xe trên đường mà còn được xem là giấy chứng nhận quyền tài sản. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP.HCM cho rằng nếu không xem giấy đăng ký xe là giấy chứng nhận quyền tài sản thì giấy tờ nào chứng nhận quyền này của chủ xe. Giấy đăng ký xe có ý nghĩa xác định chủ xe, do đó ngân hàng mới giữ giấy để cho khách hàng vay.
tin liên quan
Rắc rối với xe thế chấp ngân hàngViệc CSGT kiểm ra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông khiến nhiều tài xế lo lắng, bởi hiện có rất nhiều người khi vay tiền ngân hàng mua xe trả góp thì ngân hàng buộc thế chấp giấy đăng ký xe bản chính.
Theo ông Ngô Minh Sang, chuyên viên pháp lý ngân hàng, giấy đăng ký phương tiện giao thông (gọi tắt cà vẹt xe) vừa có ý nghĩa là căn cứ xác định quyền sở hữu, vừa nhằm phục vụ công tác quản lý lưu thông phương tiện giao thông hằng ngày. Việc chủ sở hữu có quyền thế chấp tài sản là phương tiện giao thông cho các tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu vay tiền của mình không có gì sai trái. Quyền sở hữu và đăng ký quyền sở hữu đối với một số tài sản quan trọng, trong đó có phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu biển, tàu bay… được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự nói chung. Tuy nhiên do quản lý chuyên ngành, một số cơ quan bộ ngành có quy định riêng để quản lý hành chính trong lĩnh vực mình. Điều đó dẫn một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Tuy nhiên ông Ngô Minh Sang cho rằng bộ luật Dân sự 2005 trước đây và bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đều cho phép các bên tự thỏa thuận việc giữ giấy tờ bản chính liên quan tài sản thế chấp.
Để giải quyết tình trạng cà vẹt xe ngân hàng đang giữ, TS-LS Bùi Quang Tín cho rằng xét trong các quy định của bộ luật Dân sự 2015, việc giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp là phương tiện ô tô là do các bên có thỏa thuận. Do đó khách hàng giao cho ngân hàng giữ giấy tờ xe không có gì sai. Ở đây, cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định cho phép ngân hàng được giữ giấy tờ xe hoặc đánh dấu trên giấy chứng nhận để bên thứ ba nhận biết được rõ ràng rằng xe ô tô đang sử dụng đã được dùng làm bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Từ đó sẽ giúp người dân thuận tiện khi tham gia giao thông trên đường, đồng thời các ngân hàng không vi phạm quy định.
Điều 20a Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo, quy định bên thế chấp giữ
giấy đăng ký phương tiện giao thông trong trường hợp tài sản là phương
tiện giao thông.
|
Bình luận (0)