Có xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên trong những tháng nắng nóng đỉnh điểm?

06/04/2021 13:18 GMT+7

Ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN đã trả lời chung về vấn đề này tại tọa đàm trực tuyến “Sử dụng điện mùa nắng nóng hiệu quả, tiết kiệm, an toàn” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 6.4.

Sau giá điện, nhiều người thắc mắc trong mùa cao điểm nắng nóng, tình trạng cắt điện luân phiên sẽ xảy ra. Theo ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN, từ năm 2019 đến nay với những ưu đãi của Chính phủ ngành điện đã có sự tăng trưởng mạnh về quy mô công suất, có hơn 70.000 MW, đặc biệt trong năm 2020 vừa qua, năng lượng tái tạo tăng lên 14.000 MW. Với số lượng 70.000 MW, Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 22 thế giới.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, điện sản xuất và tiêu dùng có giảm đi so với những năm trước nên áp lực lên ngành điện không cao. Mặc dù có dự phòng lớn của ngành điện nhưng chúng tôi cũng theo dõi sát sao, kịp thời các tổng công ty chuẩn bị chu đáo; chúng tôi cũng đã nâng cấp lưới điện vào cuối năm 2020. Với sự chuẩn bị như hiện nay, nếu không có trường hợp gì đặc biệt và rất đặc biệt thì ngành điện đảm bảo an toàn trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

TRỰC TUYẾN: Sử dụng điện mùa nắng nóng hiệu quả, tiết kiệm, an toàn

Xăng dầu liên tục tăng giảm, vậy sao điện dựa vào xăng dàu mà không tăng giảm theo? Ông Võ Quang Lâm cho rằng điều chỉnh giá điện thực hiện theo Nghị định 24 của Thủ tướng, theo đó chi phí đầu vào của EVN tăng giảm 3% thì xem xét báo cáo Bộ Công thương điều chỉnh giá điện. Liên quan đến giá xăng dầu tăng giảm trong thời gian qua mà giá điện chưa giảm, lý do trong 70.000 MW có 25% năng lượng tái tạo, giá năng lượng tái tạo được nhà nước quy định cố định trong 20 năm. Cụ thể, trước 30.6.2020, giá điện 9,35 cent, tương đương 2.100 đồng/kWh; giá điện mặt trời mái nhà 8,38 cent, 1.900 đồng/kWh; dự án trang trại giá 7,09 cent. Phần 75% điện còn lại được chia đều cho nhiệt điện than, khí, lĩnh vực này không liên quan đến xăng dầu. Trong kịch bản cực đoan năm 2020, khi chưa có dịch Covid-19, không có huy động đến dầu, còn than đá theo giá thế giới. EVN sẽ triển khai nhiều giải pháp để giá điện không thay đổi
Ông Võ Quang Lâm còn cho biết thêm tỷ lệ công tơ điện tử truyền từ xa (công tơ tại chỗ nhưng được chuyền số liệu từ xa bằng hệ thống công nghệ) chiếm 57%, tức xấp xỉ 16 triệu hộ gia đình. Với lộ trình trong năm 2021, tỷ lệ công tơ điện tử sẽ lên 60%, số còn lại được lắp dần đến năm 2025. Tại sao là 60% vì nó liên quan đến chi phí. Việc hiện đại hóa lưới điện là chủ trương lớn của Chinh phủ gồm phần đo đếm là công tơ, đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện… là trách nhiệm của EVN. Bộ Công thương cũng đã phê duyệt lộ trình hiện đại hóa lưới điện đến năm 2025.

Cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng đột biến mùa nắng nóng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.