Nhận, rút tiền... tại đại lý thanh toán
Tại bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 101/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra lấy ý kiến các đơn vị, cá nhân đề cập đến bổ sung quy định về hoạt động đại lý thanh toán.
Theo giải trình, mô hình ngân hàng (NH) đại lý (agent-banking) hoạt động chủ yếu tại các khu vực chưa có điểm giao dịch tài chính của NH để người dân có thể thực hiện các dịch vụ cơ bản như nhận tiền mặt, hỗ trợ khách hàng rút, chuyển khoản; nhận các khoản thanh toán nợ, thanh toán hóa đơn, tham gia vào một phần thu thập thông tin khách hàng để làm thủ tục xác thực khách hàng...
tin liên quan
Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùngTừ năm 2012, Malaysia đã thực hiện mô hình này. NH liên kết với các cửa hàng, đơn vị bán lẻ như cửa hàng rau quả, cửa hàng cà phê, nhà hàng, trạm xăng... và bưu điện đặt tại những làng, xã không có chi nhánh NH. Mỗi một cửa hàng bán lẻ hay đại lý sẽ được cấp một máy POS kết nối trực tuyến với hệ thống quản lý trung tâm của NH. Nhờ đó, đại lý có thể thay mặt NH cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tài chính cơ bản như mở tài khoản tiết kiệm, gửi hoặc rút tiền, thanh toán hóa đơn hoặc khoản vay, chuyển tiền nội địa... Tuy nhiên Malaysia triển khai được khi nhân thân khách hàng được xác thực qua thẻ định danh công dân quốc gia và qua xác thực sinh trắc học. Thông tin của khách hàng còn được kiểm tra trên cơ sở dữ liệu khác để phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các đại lý tại Malaysia chỉ là điểm tiếp xúc với khách hàng, còn lại bộ phận nghiệp vụ của NH thực hiện rà soát. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của VN chưa liên thông nên việc triển khai không đơn giản và dễ rủi ro cho cả người dân, đại lý, NH khi tham gia.
Thận trọng với việc cho rút tiền
Trong khi đó, theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, việc phát sinh thêm mô hình đại lý NH là điều không cần thiết. Hệ thống NH hoạt động với những quy định theo tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ để lưu trữ, quản lý, hạn chế những gian lận... vậy mà vẫn còn xảy ra tình trạng mất tiền, gian lận thì làm sao đại lý có thể tránh được nếu xảy ra rủi ro.
Tuy nhiên, TS Bùi Quang Tín, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, lại ủng hộ cho mô hình này và cho rằng đây là xu hướng phù hợp để các NH phát triển “chân rết” đến các điểm vùng sâu, vùng xa, giảm được chi phí đầu tư. Lợi ích thì thấy rõ nhưng ông Bùi Quang Tín cho rằng mục tiêu hướng đến của mô hình này là thanh toán không dùng tiền mặt có thể bị hạn chế khi cho rút tiền mặt. Do đó quy định chi tiết cần đặt hạn mức rút tiền ở mức cực thấp, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời ở những vùng xa xôi, hẻo lánh phải phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác chứ không đại lý sẽ trở thành nơi rút tiền rồi ra mua rau, mua thịt... Minh chứng là số lượng thẻ ATM ngày càng gia tăng nhưng người dùng vẫn chủ yếu sử dụng rút tiền là chính. Các cửa hàng lắp đặt máy chấp nhận thẻ POS từ chối khách thanh toán bằng thẻ khi đơn vị này phải tốn phí 1,2 - 1,8% cho NH.
Với mô hình trên, ông Bùi Quang Tín cho rằng các NH sẽ rất thận trọng trong việc chọn lựa đại lý vì độ rủi ro cao, đại lý phải có kết nối với NH, biết sử dụng công nghệ, có uy tín, trình độ... NH khi được phép mở rộng đại lý, phải chịu trách nhiệm quản lý rủi ro mất mát có thể xảy ra.
Theo thống kê của Agribank, khu vực Tây nguyên bình quân 18 xã/1 phòng giao dịch; khu vực Trung du miền núi phía bắc bình quân 15 xã/1 phòng giao dịch. Có những địa bàn khoảng cách từ xã đến phòng giao dịch xa nhất là trên 60 km.
|
Bình luận (0)