Nghịch lý của một nước sản xuất dệt may hàng đầu
Tại sao Việt Nam, là nước xuất khẩu dệt may thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Bangladesh), vậy mà chưa có một thương hiệu thời trang nội địa nào vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, có thể so sánh với các thương hiệu nước ngoài?
Có nhiều khía cạnh, mà một trong số đó là do phần lớn doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam ở phần hạ nguồn, tức chấp nhận gia công nên đối tác ngoại khi đưa đơn hàng thì họ chỉ định luôn nhà nhập khẩu nguyên phụ liệu. Thậm chí, tiền nhập khẩu nguyên liệu cũng do đối tác ngoại chi trả, còn doanh nghiệp trong nước chỉ có nhận phần công may.
Vấn đề thứ 2 là có lẽ do tiềm lực tài chính lớn, đã giúp cho các thương hiệu nước ngoài làm tốt hơn từ các khâu thiết kế, sản xuất, cửa hàng đẹp, xây dựng thương hiệu tốt hơn. Rõ ràng, một thương hiệu cần rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu và chi phí mặt bằng để phủ rộng khắp.
|
Chính vì thế mà phần lớn các xưởng sản xuất may mặc ở Việt Nam vẫn là làm gia công. “Mọi chuyện vẫn ổn đến khi dịch bùng phát. Nhiều doanh nghiệp như chúng tôi gần như chưa có đơn hàng cho 6 tháng cuối năm bắt đầu chuyển dịch sang may khẩu trang vải hoặc tìm kiếm đối tác trong nước để duy trì sản xuất”, anh Hùng, chủ một xưởng sản xuất tại Bình Tân chia sẻ.
|
Hàng Việt Nam sản xuất xuất khẩu mới tốt, còn nội địa chưa được đánh giá cao
Với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam, sẽ là một chặng đường dài cùng thử thách để các thương hiệu trong nước được nhìn nhận. Đa số cửa hàng cần phải thuê mặt bằng ở những vị trí đắc địa và đầu tư trang trí để thỏa mãn cảm giác cao cấp và niềm vui mua sắm cho khách hàng. Bán rẻ chưa chắc là được ủng hộ, vì tâm lý “của rẻ là của ôi", đôi khi định giá cao lại bán tốt hơn giá thấp.
Cũng chính vì thế mà xu hướng đồ tốt thì mang đi xuất khẩu, đồ rẻ thì để bán trong nước vẫn được duy trì, khiến vòng lặp hàng gia công - giá cao cứ tiếp diễn.
Có thể mua một chiếc áo chất lượng xuất khẩu với cái giá Việt Nam không?
“Đây là thời điểm mà những thương hiệu trong nước vừa đứng trước cơ hội lớn lẫn thách thức lớn để định hình lại mình. Chúng ta có những xưởng sản xuất tay nghề cao, có một thị trường mong muốn sử dụng sản phẩm đúng giá trị bỏ ra, và thương mại điện tử lại ngày càng phát triển" - Nhu Phạm, CEO Coolmate chia sẻ.
Tận dụng lợi thế phát triển của thương mại điện tử, của công nghệ áp dụng vào sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc, Startup Việt mang tên Coolmate đã và đang từng bước khẳng định được sự đúng đắn của mình. Coolmate.me là website đang được nam giới tin tưởng mua sắm.
|
Những chiếc áo thun, quần lót, quần short và tất vớ được sản xuất trong những xưởng Việt Nam, được giới thiệu và đặt hàng thông qua website và được giao tận tay khách hàng trong 1-2 ngày sau khi đặt hàng. Không cửa hàng, không đại lý, không hoa hồng. Tất cả chi phí trung gian được cắt để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và bán ra ở mức giá “hợp lý và không phải nghĩ quá nhiều".
Điển hình như một SuperCoolbox với giá chỉ 650.000 VNĐ nhưng có thể mua hơn 10 món đồ đẩy đủ nhu cầu dùng hằng ngày mà không phải đi mua lặt vặt ở nhiều cửa hàng.
|
Trải qua gần 2 năm hoạt động, Coolmate đã có hơn một triệu người ghé thăm website, hơn 50 ngàn khách hàng trải nghiệm và tin tưởng với hơn 1.000 đánh giá tích cực trên mạng xã hội.
Một website mua sắm chuyên nghiệp, một dịch vụ khách hàng trọn vẹn
Với Coolmate, việc sản xuất được sản phẩm chất lượng ngay trong nước chưa phải là tất cả, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm luôn là điều quan trọng nhất. Do đó Coolmate đã đầu tư rất nhiều vào trải nghiệm của khách hàng.
Website của Coolmate được xây từ đầu bởi một đội lập trình viên riêng. Điều này cho phép thiết lập các tính năng mà chỉ Coolmate mới có như chọn size thông minh, phân tích độ phù hợp của size và các hình thức thanh toán đa dạng.
Chính sách đổi - trả độc đáo cũng bắt nguồn từ mong muốn đề cao trải nghiệm khách hàng. Trong 45 ngày kể từ ngày mua hàng, khách hàng có quyền đổi trả mọi sản phẩm dù bất cứ lý do gì.
Lựa chọn Coolmate để cuộc sống thêm thoải mái và yên tâm.
|
Bình luận (0)