Ngày 11.6, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm tỷ giá trung tâm thêm 2 đồng/USD, xuống 23.101 đồng/USD, làm cho chuỗi giảm tỷ giá trung tâm kéo dài 4 ngày liên tiếp. Giá USD giao dịch giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng ngày 10.6 giảm 11 đồng/USD, xuống còn 22.947 đồng/USD. Ngược lại, t ngân hàng thương mại tăng giá 10 đồng mỗi USD, Vietcombank mua vào lên 22.820 - 22.850 đồng/USD và bán ra 23.050 đồng/USD. Giá đồng bạc xanh trên thị trường tự do giảm mạnh 60 đồng/USD, xuống 23.030 đồng/USD ở chiều mua vào và bán ra 23.080 đồng/USD
Trên thị trường quốc tế ngày 11.6, USD giảm giá nhẹ so với các ngoại tệ khác, chỉ số USD-Index “bay” mất 0,1 điểm, còn 90,03 điểm. Đồng bạc xanh đã không thể hồi phục thành công trong đêm giao dịch Mỹ (đêm 10.6), sau khi tăng lên 90,3 điểm đã liên tục giảm nhanh về 90 điểm. Đô la Mỹ khá ổn định, sau khi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% trong tháng 5, sau khi tăng 0,8% trong tháng 4 và vượt qua con số dự báo 0,4%. Báo cáo chỉ số tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ cho biết lạm phát tăng 5%. Đây là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ mức tăng 5,4% trong giai đoạn kết thúc vào tháng 8.2008.
Trong khi đó, CPI cốt lõi, bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, tăng 0,7% trong tháng 5, cao hơn mức kỳ vọng tăng 0,5% của các nhà kinh tế nhưng thấp hơn mức tăng 0,9% trong tháng 4. Trong năm, CPI cơ bản tăng 3,8%, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ giai đoạn kết thúc vào tháng 6.1992.
Một số nhà phân tích thị trường cho rằng dữ liệu lạm phát mạnh hơn có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo và giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, Fed sẽ không vội vàng thắt chặt lãi suất sớm khi lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc lãi suất thực tế sẽ tiếp tục nằm trong vùng âm sâu.
Bình luận (0)