Ảnh: Đ.S |
Thị trường bất động sản (BĐS) gần như “đóng băng” khi giảm cả nguồn cung, giao dịch và chính sách siết chặt tiền tệ, An Gia có bị ảnh hưởng nhiều không?
Chắc chắn rồi, thị trường được đánh giá khan hiếm nguồn cung và gặp những khó khăn nhất định về hành lang pháp lý, nguồn vốn, quỹ đất... nên tập đoàn chúng tôi cũng bị ảnh hưởng khi không thể thực hiện được kế hoạch đầu ra. Dự kiến năm nay, chúng tôi bán 5 dự án thì nay chỉ có thể bán 3 dự án.
tin liên quan
Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm thê thảmViệc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro trong cho vay kinh doanh BĐS khiến không ít chủ đầu tư "ngấm đòn". Mới chỉ có thâm niên 10 năm, An Gia có giải pháp nào để bổ sung nguồn vốn phát triển dự án, thưa ông?
Đúng là hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi các khoản vay bị kiểm soát rất kỹ, hệ số rủi ro được nâng lên khiến việc tiếp cận vốn không còn thuận lợi như trước. Nhưng lâu nay, An Gia không phụ thuộc quá lớn vào ngân hàng, nên ảnh hưởng này cũng không nhiều. Hiện Tập đoàn An Gia có sự hậu thuẫn của Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) đang rót 200 triệu USD vào An Gia. Một quỹ đầu tư khác của Nhật sở hữu 4% cổ phần. Chúng tôi cũng đã đạt được thỏa thuận với một quỹ đầu tư của Anh đầu tư vào An Gia 25 triệu USD và cam kết sẽ rót thêm 100 triệu USD.
Ngoài việc đầu tư cổ phần, các quỹ này cũng đầu tư vào An Gia theo từng dự án cụ thể. Creed Group sau 2 năm hợp tác đến nay đã cùng đầu tư với An Gia 6 dự án. Hai năm nay, Tập đoàn Coteccons cũng “rót” tiền mặt vào các dự án do An Gia làm chủ đầu tư. Hiện nay mỗi dự án An Gia đầu tư sẽ có 3 đối tác tham gia là An Gia, quỹ đầu tư và Coteccons. Nó giống như kiềng 3 chân với Coteccons lo về xây dựng, quỹ đầu tư đảm bảo nguồn vốn ban đầu, An Gia phát triển dự án và Creed Group tiếp tục “bơm vốn”. Điều này giúp dự án không phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng, chi phí vốn cũng không quá cao và khi thị trường gặp khó khăn cũng không lo dự án chậm tiến độ. Cuối năm nay An Gia cũng dự kiến lên sàn để đa dạng hóa nguồn tài chính.
Ông có thể cho biết kế hoạch niêm yết đã được chuẩn bị như thế nào rồi?
Theo đánh giá của Công ty Savills, tổng tài sản dương của An Gia là 3.500 tỉ đồng. Dự kiến cuối năm nay, con số này sẽ tăng lên khoảng 5.000 tỉ đồng khi chúng tôi mua thêm một số quỹ đất và vốn điều lệ tăng từ 700 tỉ đồng lên khoảng 1.500 tỉ đồng. Trong vòng 10 năm, An Gia trở thành 1 trong 5 nhà cung cấp căn hộ lớn nhất TP.HCM.
Doanh thu năm 2018 đạt 1.492 tỉ đồng/năm (tương đương 64,3 triệu USD), tăng khoảng 50% so với doanh thu 1 năm trước và gấp 167 lần so với 4 năm trước. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2018 ước tính là 288 tỉ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2017. Năm 2019 doanh thu dự kiến khoảng 10.000 tỉ đồng và những năm sau còn tăng mạnh hơn nữa khi mỗi năm tung ra thị trường khoảng 5.000 sản phẩm. Khi đứng trong top 5, chúng tôi sẽ đầu tư ra nước ngoài, bắt đầu từ Malaysia, Indonesia, Philippines.
Ngoài thế mạnh là căn hộ trung cấp, trong thời gian tới An Gia có lấn sang phân khúc nào khác không, thưa ông?
Chúng tôi đang có kế hoạch với Creed Group đầu tư vào phân khúc văn phòng hạng B và B+ xung quanh Q.1 (TP.HCM) như các quận 3, Phú Nhuận, Tân Bình, có giá hơn 20 USD/m2 đối với thuê văn phòng để phòng khi thị trường đi xuống, tập đoàn có thêm nguồn thu ổn định. Tập đoàn An Gia cũng sẽ tập trung đầu tư vào phân khúc khoảng 2 tỉ đồng/sản phẩm trở lại để đáp ứng được đa số nhu cầu của khách hàng.
An Gia mới giới thiệu dự án Signial (Q.7) có giá khoảng 1 tỉ đồng/căn để những người trẻ có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng cũng có thể mua được. Phân khúc này hiện nay gần như vắng bóng trên thị trường BĐS tại TP.HCM.
Creed Group chủ yếu hoạt động mảng hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ An Gia trở thành một nhà đầu tư không chỉ có tiếng trong nước mà còn trên tầm thế giới. Những thành quả trên của An Gia đã được báo Nikkei (Nhật Bản) vinh danh trên toàn châu Á.
Ông Yamaguchi Masakazu, Trưởng đại diện Quỹ đầu tư Creed Group
|
Bình luận (0)