Vay trả lãi đến 2%/ngày
Chỉ cần gõ từ khóa “vay tiền nhanh” trên mạng, lập tức nhận được kết quả với 36 triệu trang web liên quan. Phong trào cho vay trực tuyến, vay online đang nở rộ với hàng loạt quảng cáo “hot” như giải ngân nhanh, giải ngân 30 phút trong ngày, không cần chứng minh tài sản, không cần giấy tờ...
tin liên quan
Cảnh báo ‘bẫy’ cho vay nặng lãi ở Tây NinhĐối với một số trang web khác thì LS còn “khủng” hơn. Ví dụ trên trang moneybank.vn giới thiệu nếu khách hàng cần vay 10 triệu đồng trong 30 ngày thì tổng số tiền phải trả là 13,3 triệu đồng, tương ứng LS 1,1%/ngày hay trên 400%/năm. Hoặc qua trang doctordong.vn, LS giới thiệu chỉ để 10,95%/năm.
Nhưng trang web này lại nêu cụ thể nếu vay 10 triệu đồng trong 30 ngày thì tổng số tiền khách phải trả là 13.910.000 đồng, tương ứng 39,1%, tương đương 474,5%/năm. Tương tự, tại trang cashwagon-cc.vn, khách muốn vay 10 triệu đồng thì sau 30 ngày sẽ trả tổng cộng 14,4 triệu đồng, LS khoảng 44%/tháng hay 528%/năm. Tương tự trên monily.vn, LS được giới thiệu là 1 - 1,2%/ngày, tương đương từ 30 - 36%/tháng. Nhưng cao nhất là nhiều cá nhân đã thông qua các mạng xã hội, quảng bá cho vay tiền nóng tư nhân lên đến mức lãi 2%/ngày. Ví dụ thông qua mạng xã hội Linkedin, nhiều cá nhân quảng bá “Cho vay tiền nóng nhanh gấp lấy liền không cần giấy tờ”, LS được đưa ra tối thiểu là 1,2 - 2%/ngày áp dụng cho khoản vay 15 - 30 triệu đồng. Với mức LS 2%/ngày thì tương ứng khoảng 720%/năm.
Ai quản lý cho vay qua mạng?
Khá nhiều trang web cho vay qua mạng chỉ để một số điện thoại liên hệ cá nhân, nhưng cũng có nhiều trang là của các công ty tư vấn dịch vụ tài chính, công ty fintech. Riêng trang monily.vn tự giới thiệu là công ty fintech có địa chỉ tận Scotland nhưng không có số điện thoại, khách hàng chỉ có thể trao đổi qua mail chung [email protected]. Hoạt động của các dịch vụ cho vay trên mạng đang công khai và nở rộ tràn lan.
tin liên quan
Ồ ạt cho vay không cần gặp mặtTS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định các công ty, DN hoạt động cho vay thì phải được sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Nếu các DN không có giấy phép hoạt động tín dụng thì việc thanh kiểm tra thuộc các cơ quan đã cấp phép hoạt động như Sở Kế hoạch - Đầu tư, cơ quan thuế... Nếu đơn vị vi phạm thì xử lý theo quy định. Còn đối với các cá nhân cho vay thì sẽ áp dụng theo luật Dân sự.
“Hoạt động tín dụng đen khó xử lý triệt để vì vẫn có nhiều người dân có nhu cầu vay tiền ít, không thể vay ngân hàng. Nhưng khi các dịch vụ trá hình này quảng bá rầm rộ công khai trên mạng thì vẫn cần các cơ quan liên quan cùng điều tra, ngăn chặn và xử lý răn đe. Không thể để hoạt động này nở rộ sẽ tác động xấu đến trật tự xã hội, thậm chí đến an toàn bản thân của nhiều người dân và gia đình”, TS Lê Đạt Chí nhấn mạnh.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, khẳng định việc công khai cho vay với LS lên 500% hay 720%/năm chính là cho vay nặng lãi. Bởi theo quy định tại điều 468 bộ luật Dân sự năm 2015, LS cho vay sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Đồng thời điều 201 bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định, người nào cho vay với LS gấp 5 lần mức LS cao nhất quy định trong bộ luật Dân sự là có tội cho vay lãi nặng. Như vậy, chỉ cần các giao dịch cho vay tiền mà LS vượt mức 100%/năm đã bị xem là cho vay nặng lãi và cần phải bị xử lý theo quy định.
Các cơ quan quản lý nhà nước không cần phải chờ đợi có đơn khiếu nại, tố cáo mới thực hiện xử lý. Có những việc cần thiết như tín dụng đen này hoạt động công khai thì phải tự điều tra, lập hồ sơ khởi tố theo quy định hiện hành. Cũng giống như thấy có tội phạm là phải bắt chứ không đợi người dân hô hoán mới vào cuộc.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
|
Bình luận (0)