Lo 'sập nguồn' điện mặt trời

24/05/2019 15:23 GMT+7

"Sập nguồn" điện mặt trời là vấn đề được lãnh đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) đề cập với báo chí trong thời gian gần đây.

Sập nguồn vì đám giông đi qua

Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc A0, nói tại cuộc họp cung ứng điện mùa khô và chuẩn bị đóng điện các dự án điện mặt trời được Tập đoàn Điện lực (EVN) tổ chức ngày 17.5: Khoảng 12 giờ trưa 7.5, tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, khi A0 đang vận hành 650 MW điện mặt trời (ĐMT) thì đột ngột giảm xuống còn 200 MW, do có đám giông… Trong một ngày, số lần công suất thay đổi trên 50% là từ 3-5 lần. Đó là thách thức rất lớn cho hệ thống điện, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang có rất ít nguồn dự phòng.
Còn ông Nguyễn Đức Ninh, Phó giám đốc cho biết : Các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện, điện khí... có thể chủ động điều chỉnh công suất các nhà máy tùy theo nhu cầu tiêu thụ. Còn với các nhà máy điện mặt trời, công suất lại phụ thuộc vào thời tiết nên không dự đoán, điều khiển được.
Báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN thừa nhận nhờ, có nguồn cung ĐMT bù đắp đã giúp đơn vị này giảm áp lực bởi lượng điện tiêu thụ tăng manh. Cụ thể, lượng điện tiêu thụ trong tháng 4 năm nay tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng việc huy động nguồn gặp nhiều khó khăn, phải huy động nguồn chạy dầu với giá trên 5.000 đồng/kWh; việc đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái taọ phần nào đó sẽ giảm bớt sự thiết hụt nguồn cung, duy trì an ninh năng lượng.
Như vậy, lợi ích và sự đóng góp tích cực của ĐMT là quá rõ ràng, vấn đề hiện nay là làm thế nào để giảm bớt sự “phập phù” về công suất ĐMT?

Thêm “thủ phủ” ĐMT, chia nhỏ rủi ro

Trong thời gian qua, nhiều dự án ĐMT đưa vào vận hành nối lưới nhưng phần lớn nằm rải rác khắp các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ. Chỉ riêng Bình Thuận và Ninh Thuận có số dự án và công suất nhiều nhất nước, có thể ví như thủ phủ ĐMT. Nhưng việc tập trung vào một vài điểm như thế này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu các tỉnh thành khác ở miền Trung và Nam bộ có công suất ĐMT tương tự như Ninh Thuận, Bình Thuận thì mức độ rủi ro sẽ được chia nhỏ ra và giảm đi rất nhiều.
Lãnh đão A0 nói: Công suất giảm do một vài đám mây dông chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ ở một vài nơi trong một vài thời điểm nhất định. Ví như tại TP.HCM có thể mưa to ở Q.1 và quận 3 nhưng các quận khác khô ráo, nắng tốt. Nếu chúng ta có mạng lưới ĐMT đủ rộng, các nơi khác có thể bù cho sự thiếu hụt cục bộ của nơi này. Rủi ro không là quá lớn.
Trong trường hợp thời tiết xấu kéo dài cả ngày hoặc nhiều ngày trên một khu vực rộng lớn thì ngành khí tượng hoàn toàn có thể dự báo được. Khi đó có thể phát điện các nguồn dự phòng mà không phải vất vả lo ứng phó.
Khuyến khích người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh chung tay với ngành điện Chí Nhân
 Ngoài ra, để giảm áp lực cung thì cần giảm nhu cầu sử dụng. Ở các tỉnh miền Trung và Nam khuyến khích người dân lắp đặt ĐMT trên mái nhà để vừa phục vụ chính mình vừa giảm sức cầu. Hiện tại, số lượng hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh lắp ĐMT trên mái nhà vẫn còn hạn chế. Nếu con số này tăng lên 30-50% hộ sử dụng điện thì áp lực cung cấp điện, điều hòa hệ thống cũng sẽ giảm đáng kể.
Vấn đề nữa trong việc giảm thiểu rủi ro của năng lượng tái tạo chính là sự kết hợp của các loại hình. Đặc biệt là ĐMT kết hợp điện gió. Về lý thuyết khi nắng giảm, mây dông nhiều cũng đồng nghĩa với công suất điện gió sẽ tăng. Như vậy, vấn đề áp lực nguồn cung cũng được giảm thiểu.
Để có thêm nhiều thủ phủ ĐMT và điện gió hay ĐMT trên mái nhà điều quan trọng nhất cần phải có là chính sách.
 Sự bùng nổ ĐMT hiện nay do Chính phủ ban hành cơ chế giá tốt. Cơ chế này sẽ hết hiệu lực vào ngày 30.6 tới. Đó là lý do vì sao có sự chạy đua tiến độ hòa lưới của các dự án ĐMT.  
Từ ngày 1.7.2019, cơ chế giá như thế nào sẽ còn phải chờ. Tuy nhiên, theo dự thảo mà Bộ Công thương đang trình Chính phủ phê duyệt giá mua ĐMT của các dự án ĐMT trên mặt đất ở những nơi có tiềm năng lớn đã giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 1.500 đồng/kWh so với mức hơn 2.100 đồng/kWh hiện nay. Điều này khiến nhiều người lo lắng phong trào phát triển ĐMT ở các khu vực có tiềm năng có thể khựng lại. Một cơ chế giá hợp lý đang là điều cần thiết để phát triển năng lượng tái tạo nói chung ở VN 
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.