Quản Grab như taxi truyền thống?

09/04/2019 06:55 GMT+7

Cùng định danh là doanh nghiệp vận tải nhưng taxi công nghệ vẫn cần có những quy chế riêng để không bị triệt tiêu những cái hay, cái mới mà mô hình này mang lại.

Sau gần 3 năm thí điểm với

Sau gần 3 năm thí điểm rồi lại gộp chung hết như vậy là không thuyết phục. Muốn quản taxi công nghệ thì phải dùng công nghệ
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
7 lần chỉnh sửa, Bộ GTVT vừa hoàn thành dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải, gửi các bộ, ngành, cơ quan liên quan lấy ý kiến góp ý.
Phải đăng ký là Doanh nghiệp vận tải Tại bản dự thảo lần thứ 8 này, Bộ GTVT đề xuất quy định taxi được sử dụng phần mềm để tính tiền. Với taxi gắn đồng hồ, phải xuất hóa đơn cho khách theo hành trình. Taxi tính tiền theo phần mềm (ứng dụng gọi xe như mô hình Grab) trên xe phải có thiết bị kết nối với hành khách để đặt xe, hủy chuyến. Sau khi kết thúc chuyến đi, phần mềm phải gửi hóa đơn điện tử cho hành khách và Tổng cục Thuế. Đặc biệt, loại taxi này phải có phù hiệu “taxi” và được dán cố định phía bên phải mặt kính trước của xe, có hộp đèn chữ “taxi” gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu 15 x 20 cm.
Dự thảo cũng quy định cụ thể hơn về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, loại phương tiện này phải niêm yết chữ “xe hợp đồng” ở trên kính trước và kính sau xe theo quy định, có bảng điện tử gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu 15 x 20 cm và phải được bật sáng khi tham gia giao thông. Loại hình vận tải này sẽ không được gom khách, đón khách ngoài danh sách do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe...
Như vậy, nếu bản dự thảo lần 8 được thông qua, các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện nay như Go-Viet, Grab, FastGo... sẽ phải đăng ký là doanh nghiệp (DN) vận tải và đáp ứng đầy đủ các quy định như xe taxi truyền thống hiện nay.

Vẫn cần quy chế riêng

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chi tiết về chính sách đối với hệ sinh thái dịch vụ đặt xe trực tuyến, Công ty TNHH Grab đã thừa nhận là một loại hình taxi, mô hình kinh doanh có nhiều điểm tương đồng với taxi truyền thống, nhưng đề xuất được miễn một số quy định đối với loại hình này như không cần gắn hộp đèn phía trên, thay bằng bảng đèn LED gắn trong xe, ngay phía sau kính chắn gió. Các bảng đèn LED này phải được bật khi xe đang kinh doanh và có thể tắt khi xe không phục vụ.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài thương mại TP.HCM, đánh giá việc Bộ GTVT quy định các DN như Grab, Go-Viet phải đăng ký DN vận tải là hợp lý. Tuy nhiên, không thể đánh đồng, hoàn toàn gộp chung 2 loại taxi công nghệ và taxi truyền thống “về một giỏ”. Theo ông Hậu, 2 loại hình này bản chất giống nhau, đều là DN vận tải nhưng phương thức hoạt động khác nhau. Mô hình của Grab sử dụng công nghệ để tiết giảm nhân sự, tiết giảm chi phí quản lý, từ đó giảm giá thành cho người dùng. Nếu “ép” Grab phải đáp ứng tất cả quy định như taxi truyền thống sẽ làm biến đổi mô hình kinh doanh mới, đẩy hết về thành taxi truyền thống. “Sau gần 3 năm thí điểm rồi lại gộp chung hết như vậy là không thuyết phục. Muốn quản taxi công nghệ thì phải dùng công nghệ”, luật sư Hậu nói.
Đồng tình, luật sư Trương Thanh Đức, Công ty luật BASICO, nhận định mục đích của việc nhận diện phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của 3 đối tượng: khách hàng, đơn vị quản lý thuế và lực lượng thanh tra, kiểm tra, cảnh sát giao thông. Về phía khách hàng, không phải ai cũng có nhu cầu nhận diện xe vì mọi thông tin đã được minh bạch qua ứng dụng. Việc gắn phù hiệu, hộp đèn hay không cũng không có ý nghĩa gì đối với các đơn vị quản lý thuế vì công tác truy thu thuế phải xử lý tại nguồn là DN.
"Đây là mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, cần những điều kiện, quy định mới nhằm phát huy những mặt tích cực mà loại hình kinh doanh này đem lại. Tạo môi trường bình đẳng không có nghĩa là kéo loại hình này về quản y như taxi", ông Đức nêu ý kiến.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.