Seafoodnews nói gì về vụ 'vua' tôm bị nghị sĩ Mỹ cáo buộc gian lận?

08/06/2019 16:13 GMT+7

“Theo quan điểm của tôi, khiếu nại này rõ ràng có nguồn gốc từ một đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh tôm”, John Sackton, nhà sáng lập trang tin chuyên ngành thủy sản Seafoodnews.com (Mỹ) nêu quan điểm trên mục bình luận của trang này.

Ông mở đầu bài viết: “Thật là mỉa mai khi thấy một số nhà nhập khẩu tôm lớn của Mỹ thử và sử dụng bộ phận điều tra thương mại để phá hoại cạnh tranh”.
Theo nhà sáng lập Seafoodnews, do không đủ sức cạnh tranh với tôm nhập nên các nhà sản xuất tôm nội địa đã có nhiều nỗ lực làm giảm sút hình ảnh của tôm nhập. Ban đầu họ sử dụng các thông tin về tôm nhập khẩu tồn tại nhiều chất kháng sinh. Sau đó là các vụ kiện chống bán phá giá… và khi một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Mỹ đến từ các nước Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan… vượt qua được thì xuất hiện tiếp các chương trình truy xuất nguồn gốc SIMP và thậm chí là cáo buộc chưa được điều tra.
Theo chuyên gia này, những hàng rào mà các nhà sản xuất tôm của Mỹ “xây dựng” trong thời gian qua - SIMP; trớ trêu thay, nó cho phép các nhà xuất khẩu tôm từ các nước dễ dàng bác bỏ các cáo buộc chống lại họ.
Trở lại với cáo buộc của nghị sĩ Mỹ, ông John Sackton nói: Cáo buộc nói rằng Ấn Độ đang xuất khẩu thêm tôm sang Việt Nam. Đây là sự thật. Các nhà chế biến tôm Việt Nam trong nhiều năm đã không thể đảm bảo đủ nguyên liệu tại chỗ. Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu tôm sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản kể cả Mỹ.
Tỷ trọng của thị trường Mỹ chiếm từ 21-26% tôm xuất khẩu của Việt Nam và trong 4 tháng đầu năm 2019 tỷ lệ này đã giảm; số liệu mới nhất của Mỹ cho thấy trong khi xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ tăng 14,4% thì Việt Nam xuất tôm vào Mỹ giảm 7,3%. Hiện thị trường quan trọng với ngành tôm Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Để chốt lại những dẫn chứng trên, John Sackton kết luận: “Không có gì trong số liệu thống kê thương mại cho thấy rằng sự gia tăng thương mại tôm với Ấn Độ có nghĩa là tôm Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ”.
Kết thúc bài bình luận, John Sackton nói: Ngành thủy sản Mỹ phụ thuộc vào thương mại quốc tế hơn nhiều so với bất kỳ ngành công nghiệp protein nào khác; sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Những hành động của các nhà sản xuất trong nước thời gian qua sẽ làm cho sản phẩm trở nên đắt đỏ mà không quan tâm đến quy mô thị trường, kể cả các sản phẩm “minh bạch”. Điều này làm cho thị trường tôm của Mỹ trở nên tiềm năng hơn trong mắt các nhà sản xuất nước ngoài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.