Thêm một nông sản 'vua' lao đao

10/05/2019 11:09 GMT+7

Trong xu hướng giá hồ tiêu thế giới giảm, sản lượng hồ tiêu Việt Nam sản xuất ra vẫn tăng nhưng doanh nghiệp phải thường xuyên nhập khẩu tiêu từ Campuchia về để xuất khẩu.

Lượng tiêu xuất khẩu tăng gấp đôi, tiền thu về giảm một nửa. Trong năm 2016, lượng tiêu xuất khẩu chỉ khoảng gần 180.000 tấn, nhờ giá cao nên giá trị thu về đạt tới 1,4 tỉ USD; năm 2018, sản lượng xuất khẩu đến gần 236.000 tấn nhưng giá trị thu về chỉ có 775 triệu USD.
Tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2018 khoảng 5560.000 tấn, tăng 8,3% so với năm 2017. Sản lượng của Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về với sản lượng 230.000 tấn, chiếm 42% sản lượng toàn cầu. Trong khi đó, Brazil đứng thứ 2 chỉ với 70.500 tấn, chiếm 13% sản lượng tiêu toàn cầu.
Việt Nam vẫn tiếp tục giữ mức tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2017.
Ước tính nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới hằng năm chỉ tăng 2%/năm trong khi đó lượng cung kể từ năm 2015 đến nay tăng từ 8-10%/năm. Với sự gia tăng bất hợp lý này, giá trong vài năm trở lại đây lao dốc là điều không thể tránh khỏi.
Theo ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sản lượng tiêu của Việt Nam năm 2019 vẫn tiếp tục tăng và đạt mức 250.000 tấn.
Thị trường trong nước, giá hồ tiêu duy trì mức thấp kỷ lục trong 5 năm gần đây. Hiện giá hồ tiêu chỉ đạt mức 43.000 - 44.000 đồng/kg.
Giá biến động khó lường khiến cả chuỗi cung ứng hồ tiêu Việt Nam năm 2018 nhiều bất ổn. Nhiều thương lái, nhà cung ứng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu không dám giao dịch mạnh. Có nhiều thời điểm trong năm nông dân thấy giá quá thấp đã giảm bán ra khiến doanh nghiệp phải nhập nhiều hơn từ Campuchia, Brazil, Indonesia khi giá các nước đó thấp hơn trong nước, chất lượng lại ổn định hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.