Mục đích của việc xử lý nhiệt trên nhằm đảm bảo lớp bột phủ trở thành dạng cứng và bám chặt vào con tôm. Sản phẩm tôm phải có cơ quan chức năng kiểm tra đóng dấu và đảm bảo con dấu kiểm tra còn nguyên vẹn khi đến Úc. Chỉ những sản phẩm tôm được chứng minh đã trải qua quá trình xử lý nhiệt mới được chấp nhận, đồng thời được miễn kiểm tra an toàn sinh học khi đáp ứng được các yêu cầu khác đối với sản phẩm tôm tẩm bột nhập khẩu dùng làm thực phẩm.
tin liên quan
Tôm Việt cũng gặp khó ở thị trường MỹTrong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu không thể chứng minh được sản phẩm tôm đã được xử lý nhiệt, sản phẩm đó sẽ phải tuân thủ các điều kiện nhập khẩu đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín, cụ thể là phải lấy mẫu xét nghiệm trước khi hàng được xuất khẩu và khi nhập cảng vào Úc theo các phương pháp do Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) quy định.
Úc là nhà nhập khẩu tôm đứng thứ 16 trên thế giới, lượng nhập trung bình khoảng 40.000 tấn. Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường này với 35% thị phần hồi năm 2017; đứng trên Thái Lan và Trung Quốc. Trong cơ cấu nhập khẩu tôm của Úc, sản phẩm tôm chế biến chiếm tỷ lệ khoảng 35%, đây cũng là một mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.
Trong những năm gần đây Úc có chủ trương thu hẹp thị trường nhập khẩu bằng các quy định ngày càng cao về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý dịch bệnh.
Hồi cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm nay, Úc cử đoàn sang Việt Nam tìm hiểu về chuỗi sản xuất tôm xuất khẩu vào quốc gia này. Trước đó, do lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Úc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm chưa nấu chín từ Việt Nam.
Bình luận (0)