TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp cung ứng hàng hóa

07/07/2021 20:10 GMT+7

Song song việc tăng cường các giải pháp chống dịch , UBND TP.HCM yêu cầu phải đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Theo UBND TP.HCM, với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, đến ngày 7.7.2021, đã có 3/3 chợ đầu mối tạm dừng tập kết giao hàng trực tiếp tại chợ để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhằm thực hiện đồng bộ việc chống dịch và đảm bảo lưu thông, cung ứng đầy đủ hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố , UBND TP yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương và các đơn vị quản lý chợ trên địa bàn TP.HCM phải thực hiện các nội dung sau.
Cụ thể, giao Sở Công thương xem xét phê duyệt phương án điều tiết hàng hóa thông qua hình thức vận chuyển, giao và nhận hàng hóa để đảm bảo hàng lưu thông thông suốt đến ta người tiêu dùng. Đặc biệt theo dõi thị trường, chủ động điều phối, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Tiếp tục triển khai chương trình bình ổn, đẩy mạnh kết nối cung cầu. Chủ động liên lạc với Sở công thương các địa phương để đề nghị hỗ trợ thông tin đến các thương lái tạm ngưng vận chuyển hàng đến chợ đầu mối, thực hiện giao hàng trực tuyến… Phối hợp với các quận huyện, các công ty quản lý chợ đầu mối để điều tiết hàng hóa.

TP.HCM áp lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 9.7

Ảnh: L.N

Sở Tài chính theo dõi giá cả thị trường và tham mưu cho thành phố điều chỉnh kịp thời các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong chương trình bình ổn thị trường, định hướng và dẫn dắt thị trường. Chủ trì, phối hợp các đơn vị kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm về giá.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các Sở Công thương và Tài chính để thông tin đến người dân kịp thời, công tác bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả, thị trường, các địa điểm cung ứng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu…

Người Sài Gòn 'đội mưa' chen chân đi siêu thị cuối ngày, mua gần 3 triệu tiền mì gói

Sở GTVT hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông, cho các phương tiện vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, phân phối hàng hóa bình ổn thị trường, hàng hóa thiết yếu đến các điểm bán để cung ứng cho người dân. Cùng với các sở của các tỉnh thành xây dựng, triển khai các phương án tổ chức giao thông phù hợp, đảm bảo việc lưu thông, phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các vùng đệm, tránh ùn tắc…
Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ theo dõi tình hình thị trường, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với hành vi đầu cơ, găm hàng, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng đối với các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu cao khi dịch bệnh xảy ra.
Ban quản lý An toàn thực phẩm chủ trì và phối hợp với các sở, ngành giám sát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt các vi phạm không đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở sản xuất , kinh doanh thực phẩm.
Đặc biệt, UBND TP.HCM yêu cầu UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện phải trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai phương án điều tiết hàng hóa trên địa bàn; quản lý, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn kịp thời báo cáo cho các cấp có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại chợ; bổ sung các điểm bán hàng đồng giá và thực hiện bán hàng đăng ký trước; huy động phương tiện vận chuyển sẵn có để cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời, liên tục.

Bản tin Covid-19 ngày 7.7: TP.HCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 giữa "kỷ lục" 766 ca bệnh

Cũng trong chiều nay 7.7, tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết từ 0 giờ ngày 9.7 để phòng dịch Covid-19, TP.HCM sẽ giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trong 15 ngày.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.