Tầm vóc của Vingroup - doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam đã được khẳng định khi đất nước đối mặt với đại dịch Covid-19.
Có mặt kịp thời lúc “nước sôi lửa bỏng”
Những ngày tháng 2, cả nước như sôi lên khi dịch bệnh Covid-19 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Người dân hoang mang, lo lắng vì chưa thể hình dung được mức độ nguy hiểm của vi rút mới này. Thậm chí, ngành y tế lúc đó cũng chưa sẵn sàng quy trình, phương tiện để cảnh báo, phát hiện bệnh Covid-19 trong cộng đồng... Giữa tâm bão quay cuồng đó, Quỹ đổi mới sáng tạo (VINIF) và Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19 với tổng số tiền 20 tỉ đồng. Chương trình nhằm đẩy mạnh các biện pháp khẩn cấp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh báo sớm, hướng tới chăm sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây được xem là những chương trình nghiên cứu về dịch Covid-19 sớm nhất tại Việt Nam.
Khi dịch Covid-19 trở nên căng thẳng hơn nhưng số lượng máy thở dùng để điều trị cho bệnh nhân trở nặng của Việt Nam còn ít, việc đặt mua máy thở hầu như bất thành vì nhu cầu của toàn thế giới vượt nguồn cung quá lớn, đó là chưa kể chi phí để mua sản phẩm này rất cao. Ngay lập tức, vào cuối tháng 3, Vingroup đã bắt tay vào cuộc sản xuất máy thở để đáp ứng kịp thời cho hoạt động chống dịch của Việt Nam thông qua việc ký hợp đồng license với Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do Trường đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng. Việc Vingroup quyết tâm tham gia sản xuất máy thở để phục vụ người dân trong nước và ủng hộ cả nước ngoài khi đây là công nghệ cực kỳ khó khiến cộng đồng ngưỡng mộ. Hành động này của Vingroup cũng đã nâng Việt Nam nói chung và ngành y tế Việt Nam lên một tầm cao mới trên thị trường quốc tế bởi ngay cả những nước có kinh tế phát triển hơn cũng không thể sản xuất được sản phẩm này.
Và tinh thần đó của Vingroup lại được tiếp nối vào những ngày cuối tháng 7 khi dịch bất ngờ tái diễn ở Đà Nẵng khiến người dân cả nước bàng hoàng. Tập đoàn này một lần nữa kịp thời trao tặng 1.700 máy thở xâm nhập và hóa chất cho 56.000 xét nghiệm Covid-19. Trong đó, hóa chất cho 50.000 xét nghiệm được vận chuyển đến tâm dịch Đà Nẵng và còn lại chia đều cho Hải Phòng và Bắc Ninh, hỗ trợ cho các vùng bị dịch bệnh tăng cường phát hiện và điều trị dịch bệnh nhanh chóng...
Đó chỉ là một số hoạt động của Vingroup chung tay hỗ trợ cộng đồng, cùng Chính phủ phòng, chống dịch Covid-19 từ những ngày khởi phát. Tính chung đến nay, Vingroup đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 1.000 tỉ đồng. Quan trọng hơn hết là sự tiên phong, thời điểm hỗ trợ kịp lúc khi các địa phương trong giai đoạn căng thẳng.
Tặng máy thở cho Nga, Ukraine, Singapore...
Không chỉ hỗ trợ lớn cho người dân, đối tác trong nước kịp thời, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi chung tay chia sẻ khó khăn của nhiều nước. Trong thời điểm cả thế giới căng thẳng, khắp nơi có lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và ngưng tất cả chuyến bay trong tháng 3, nhiều du khách Ukraine cũng bị mắc kẹt tại Việt Nam và đường bay thẳng giữa Việt Nam đến Ukraine lại không có, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã thuê riêng máy bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines để đưa miễn phí khách Ukraine mắc kẹt ở Việt Nam về nước, đồng thời đón công dân Việt ở Ukraine trở về trong bão dịch Covid-19.
Trên trang cá nhân của mình, ông Vũ Đình Luyện, Lãnh sự danh dự Ukraine, gọi đây là chuyến bay nhân đạo. Nếu chuyến bay nhân đạo này không được thực hiện, sẽ có ít nhất trên 250 người Ukraine bị kẹt lại ít nhất vài tháng, một số sẽ không có nơi ăn chốn ở. Phía Ukraine cũng muốn giải cứu công dân nhưng đang rất khó khăn vì khủng hoảng Miền Đông từ 2014, các hãng hàng không trong nước phá sản, máy bay không đủ điều kiện khai thác, do vậy hành động này đã được cộng đồng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đặc biệt, hành động này chỉ được biết đến khi ông Vũ Đình Luyện đưa lên Facebook cá nhân chứ Tập đoàn Vingroup không hề có bất cứ công bố nào.
Việc tặng máy thở của Vingroup được đánh giá cao bởi đây là hàng hiếm trên thị trường toàn cầu giữa đại dịch Covid-19. Phát biểu tại lễ nhận bàn giao lô máy thở đầu tiên vào giữa tháng 7, Đại sứ Nga tại Việt Nam K.V.Việt Namukov không chỉ ghi nhận sự thành công của Vingroup trong lĩnh vực xây dựng, viễn thông, công nghiệp ô tô... mà còn đặc biệt đánh giá cao việc tập đoàn tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội và lĩnh vực y tế. Nga, Ukraine và Singapore là những quốc gia có sự gắn bó mật thiết nhiều mặt với Tập đoàn Vingroup nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì thế, việc tặng máy thở góp phần thể hiện vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) Việt Nam với các nước. Với những đóng góp kịp thời, Vingroup đã được các cơ quan thông tấn báo chí thế giới tôn vinh là đại diện tiêu biểu trong số những DN lớn trên toàn cầu có hành động quyết liệt phòng chống đại dịch Covid-19, và là một trong hai tập đoàn có đóng góp nổi bật nhất khu vực châu Á.
Tinh thần của doanh nhân thời đại mới
Sự kiện Công ty cổ phần nghiên cứu và sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) thỏa thuận hợp tác chiến lược sản xuất linh kiện cho máy thở của Medtronic, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về giải pháp, dịch vụ và công nghệ y tế, chuyên cung cấp các dịch vụ và giải pháp chăm sóc sức khỏe trên 150 quốc gia, thực sự gây chấn động dư luận. Việc tham gia chuỗi cung ứng linh kiện phức tạp với độ hoàn thiện và chính xác tuyệt đối cho Medtronic không chỉ khẳng định năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của Vinsmart mà còn đánh dấu bước chuyển mình lên một tầm cao mới của Vingroup trong lộ trình trở thành tập đoàn công nghiệp, công nghệ hàng đầu khu vực.
Giữa tháng 7, Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã có 3 công trình nghiên cứu được công bố tại Hội nghị quốc tế về máy học (ICML) 2020. Ba công trình tập trung vào các vấn đề quan trọng trong nghiên cứu AI (trí tuệ nhân tạo) hiện tại gồm phát triển phương pháp tính toán tối ưu để so sánh các phân bố từ dữ liệu lớn; Học sâu các biểu diễn quan trọng từ dữ liệu ảnh, video cho bài toán điều khiển tối ưu; và Đề xuất phương pháp suy diễn hiệu quả cho các hệ thống động nơ ron phi tuyến tính phức tạp. Đây là lần đầu tiên một đơn vị từ Việt Nam xuất hiện trong danh sách Top 30 doanh nghiệp có nhiều công trình được công bố nhất tại Hội nghị quốc tế về máy học, vốn hội tụ các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Canada...
|
“Sự tiên phong, dũng cảm không chỉ đóng góp qua nhiều chương trình từ thiện mà còn đầu tư sản xuất máy thở, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo ra sự đột phá cho kinh tế Việt Nam của Vingroup là điều đáng tự hào, hoan nghênh. Việc có niềm tin rằng thế giới làm được thì người Việt Nam cũng làm được mới chính là tinh thần của doanh nhân trong thời đại mới. Nền kinh tế Việt Nam rất cần khuyến khích nhiều doanh nhân, doanh nghiệp có tinh thần đó để kỳ vọng tạo ra kỳ tích mới. Nếu không có những người đi tiên phong như vậy thì kinh tế Việt Nam chỉ mãi đi theo đuôi thế giới”, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ thêm.
Các hoạt động của Vingroup chung tay phòng chống dịch Covid-19Ngày 20.2
Khi dự báo dịch bệnh Covid-19 sẽ diễn biến phức tạp, Quỹ đổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19 với tổng số tiền 20 tỉ đồng. Chương trình nhằm đẩy mạnh các biện pháp khẩn cấp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh báo sớm, hướng tới chăm sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cuối tháng 3
Vingroup đã ký kết hợp đồng license với Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do Trường đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Ngày 29.4
Tập đoàn Vingroup trao tặng 1 xe cứu thương của Hãng Ford (Mỹ) cho UBND tỉnh Quảng Ninh để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là loại xe cấp cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, tích hợp đầy đủ các phương tiện cấp cứu tối tân.
Ngày 6.5
Đại sứ quán Nga và Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam đã ký kết biên bản thống nhất tiếp nhận 2.400 máy thở xâm nhập điều trị Covid-19 do Tập đoàn Vingroup trao tặng, gồm 2 mẫu máy thở xâm nhập Vsmart VFS-410 và VFS-510 - 2 “Made in Vietnam”.
Tháng 7
Tập đoàn Vingroup trao tặng 2.400 máy thở, trong đó đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ukraine và 200 máy VFS-510 cho Singapore.
Chiều 3.8
Tập đoàn Vingroup đã trao 30 máy thở cho tỉnh Quảng Ngãi để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 7.8
Vingroup bắt đầu trao tặng 1.700 máy thở xâm nhập đợt 1 và hóa chất cho 56.000 xét nghiệm Covid-19 cho Bộ Y tế. Trong đó, hóa chất cho 50.000 xét nghiệm được vận chuyển nhanh chóng đến tâm dịch Đà Nẵng, hóa chất cho 6.000 xét nghiệm còn lại chia đều cho Hải Phòng và Bắc Ninh. Tổng giá trị tài trợ hóa chất xét nghiệm lên tới gần 35 tỉ đồng.
Ngày 25.8
Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế phần mềm DrAid cùng các thiết bị đi kèm để hỗ trợ đánh giá tiên lượng trong điều trị Covid-19...
|
Bình luận (0)