Tài chính tiêu dùng - Chuyển mình sau cơn bão

10/04/2024 08:00 GMT+7

Tín dụng tiêu dùng trải qua một năm khốc liệt nhất trong lịch sử khi tiêu dùng - một trong động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi trong năm 2023. Kích cầu, tăng sức mua cùng sự thay đổi từ chính nội lực của các tổ chức tín dụng, bức tranh được kỳ vọng sẽ "không thể xấu hơn".

Theo ông Lê Quốc Ninh - Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, hoạt động của các công ty tài chính năm qua cùng lúc đối diện với thách thức "kép". Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt ở các sản phẩm mang tính chất lâu bền như xe máy, ti vi, điện thoại… yếu đi thấy rõ, khả năng trả nợ của khách hàng năm vừa qua cũng bị ảnh hưởng. Thu nhập của người lao động đã sụt giảm mạnh trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng, các đơn hàng giảm sút, không còn các khoản thu nhập thêm nhờ tăng ca…

Cùng đó, việc "bùng nợ" từ một bộ phận khách hàng không chỉ làm tăng nợ xấu mà còn khiến các hoạt động giải ngân cho vay tiêu dùng phải quản trị rủi ro chặt chẽ hơn.

Tỷ lệ khách hàng vay không trả nợ ngày càng cao, trong khi đó chế tài với khách vay chưa đầy đủ, việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp, theo đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) ước tính tỷ lệ nợ xấu bình quân ở nhóm công ty tài chính có nguy cơ tăng trên 15%.

Tài chính tiêu dùng - Chuyển mình sau cơn bão- Ảnh 1.

Để cải thiện tình trạng này, một số chính sách mới từ phía cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy tín dụng tiêu dùng sẽ sớm được kích hoạt từ ngày 1.7.2024. Các khoản vay nhỏ lẻ theo đó sẽ không phải chứng minh mục đích sử dụng vốn, nhờ vậy có thể kích thích mạnh mẽ hoạt động cho vay bán lẻ - đặc biệt là các khoản vay nhỏ lẻ.

Với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, sự phục hồi thường có độ trễ hơn so với những tín hiệu về kinh tế vĩ mô, ông Lê Quốc Ninh cho rằng, năm nay vẫn chưa phải là năm sẽ có những tín hiệu thật sự tốt đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo ông Ninh, thị trường đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và không thể xấu hơn, nhất là với những nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy tiêu dùng của Chính phủ.

"Lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ cần một số cơ chế quản lý mới từ NHNN. Sau những biến cố, những cái tự phát sẽ được nhìn nhận lại và trở thành quy trình. Cả công ty tài chính và khách hàng đều sẽ là người hưởng lợi từ sự thay đổi này", CEO Mcredit nhấn mạnh.

Tại Mcredit, trung thành với chiến lược "cho vay nhân văn" và "thu hồi nợ nhân văn", lấy khách hàng là trung tâm. Chân dung khách hàng được xây dựng rõ ràng, chi tiết để

đưa ra những sản phẩm vay và sản phẩm tiêu dùng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của họ, từ đó, giúp tăng trưởng tín dụng bền vững, kiểm soát tốt chất lượng nợ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.