Thế hệ người dùng trẻ (đại diện là Millennials và GenZ) sinh ra trong thời đại số, bên cạnh mục tiêu mưu cầu một cuộc sống "đủ đầy" về mặt vật chất, họ còn hướng đến việc khẳng định phong cách riêng, màu sắc riêng để được "ngắm nhìn" như những cá thể độc nhất. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm/thiết bị đề cao tính cá nhân hóa được nghiên cứu cho ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của thế hệ người dùng mới này. Theo báo cáo của WARC, tính cá nhân hóa của sản phẩm là yếu tố then chốt tác động lên hành vi mua hàng của 53% đối tượng GenZ.
Tiên phong trong lĩnh vực công nghệ điện tử, LG là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng chiến lược "lấy khách hàng làm trung tâm", tái định nghĩa trải nghiệm người dùng nhằm mang đến những giá trị về mặt cảm xúc, gắn kết với nhóm khách hàng trẻ.
Thiết kế đề cao trải nghiệm của khách hàng
Bước ra khỏi những "chiếc hộp quy luật" được thiết lập hàng thập kỷ nay về thiết kế sản phẩm, loại trừ những yếu tố không cần thiết, gia tăng cơ hội tạo nên những trải nghiệm độc nhất, LG đã cho ra đời những dòng sản phẩm được đánh giá là có khả năng mang lại một cuộc sống tươi đẹp hơn mỗi ngày cho thế hệ người dùng hiện đại.
Nỗi ám ảnh với hàng loạt dây cáp nối được xóa nhòa nhờ thiết kế tinh gọn của TV LG Posé; mong ước một chiếc gương tích hợp với hệ tủ quần áo nay cũng được đáp ứng với LG Styler cùng thiết kế mặt gương sang trọng; vừa là một bàn trà vừa là thiết bị lọc không khí giúp tối giản cho không gian sống chỉ có thể là LG Aero Furniture…
Mở ra một thế giới sống động, đa màu sắc, đáp ứng lối sống duy mỹ của người dùng hiện đại cũng là công thức làm mới thiết bị công nghệ mà LG ứng dụng. Với bộ sưu tập thiết bị gia dụng cao cấp LG Objet Collection, LG tạo cơ hội cho người dùng thỏa sức lựa chọn các sản phẩm với tùy chọn màu sắc, chất liệu giúp kết hợp ăn ý với phong cách thiết kế nội thất của ngôi nhà, đáp ứng nhu cầu khẳng định gu thẩm mỹ cá nhân của gia chủ.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng nhờ công nghệ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở thành một khái niệm "quen tai" với mọi người, tuy nhiên, liệu người dùng đã thật sự hiểu cách công nghệ AI được vận hành trong chính ngôi nhà của mình? Đó là cách LG đã và đang nỗ lực phát triển mỗi ngày để mang đến cho người dùng trải nghiệm không gian sống liền mạch, cá nhân hóa cao cũng như trao nhiều đặc quyền hơn với ứng dụng LG ThinQ.
Xây dựng và vận hành như một bộ điều khiển trung tâm, "quản gia ảo" LG ThinQ có thể giúp người dùng quản lý, giám sát các thiết bị trong nhà ở mọi lúc mọi nơi. Từ việc cho phép người dùng khả năng bật tắt thiết bị từ xa một cách dễ dàng, kiểm soát lượng điện năng tiêu thụ trong nhà, LG phân tích hệ thống dữ liệu từ các thiết bị để phát triển ra các dịch vụ mới, thông minh hơn, được liên kết với các sản phẩm hiện thời giúp đáp ứng mọi nhu cầu tiềm thức của khách hàng.
Đặc biệt, LG ThinQ còn có khả năng chăm sóc chủ động. Bằng việc thu thập và phân tích dữ liệu vận hành của thiết bị gia dụng, LG xác định được tình trạng lắp đặt và hoạt động của sản phẩm, từ đó cảnh báo các vấn đề cần khắc phục nhằm hạn chế những lỗi kỹ thuật, hư hỏng phát sinh. Tính năng này hiện đang được ứng dụng trên các sản phẩm của LG có thể kể đến như máy giặt LG AI DD với thông báo nhắc đổ bổ sung nước giặt khi cần, máy lọc không khí kết hợp quạt LG PuriCare AeroTower thông báo khi cần thay lõi lọc mới... Kết hợp với công nghệ AI sẵn có trên các thiết bị hiện hành, hứa hẹn LG ThinQ sẽ còn mở rộng thêm nhiều tính năng mới tối ưu hơn để hỗ trợ người dùng.
Tái định nghĩa trải nghiệm khách hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm có thiết kế đề cao trải nghiệm người dùng và tính cá nhân hóa, đây được đánh giá là hướng đi khôn ngoan giúp LG nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chinh phục thế hệ người dùng trẻ trong thời đại số. Tiếp nối hành trình đổi mới lấy khách hàng làm trung tâm, thời gian tới, LG tiếp tục phát triển bộ sưu tập LG Objet Collection thế hệ mới, hứa hẹn mang đến trải nghiệm hoàn thiện hơn cả về thiết kế lẫn công năng chiều lòng nhu cầu của mọi người dùng.
Bình luận (0)